Soạn giáo án sinh học 10 kết nối tri thức bài 15. Thực hành - Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 bài 15. Thực hành - Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 15. THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN HOẠT TÍNH CỦA ENZYME VÀ KIỂM TRA HOẠT TÍNH CỦA ENZYME AMYLASE
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện được các bước thí nghiệm theo quy trình.
- Quan sát và nhận xét được hiệu quả tác dụng của enzyme trong phân hủy protein; ảnh hưởng của pH, nhiệt độ đối với hoạt tính của enzyme phân hủy protein.
- Quan sát và nhận xét được hiệu quả tác dụng của enzyme trong phân hủy tinh bột, ảnh hưởng của pH, nhiệt độ đối với hoạt tính của enzyme phân hủy tinh bột.
- Về năng lực
- Năng lực sinh học:
- Nhận thức sinh học: Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và khi thao tác làm thí nghiệm..
- Tìm hiểu thế giới sống:
+ Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế được đưa ra; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.
+ Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu đó.
+ Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
+ Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
+ Viết được báo cáo nghiên cứu.
- Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động để xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
- Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong quá trình học tập như các giả thuyết và phương án chứng minh các giả thuyết.
- Phẩm chất
- Trung thực: Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết quả nghiên cứu.
- Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Các dụng cụ, mẫu vật, hóa chất theo gợi ý trong SGK và dùng để bố trí các nghiệm thức.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- Các mẫu vật hoặc dụng cụ, mẫu vật, hóa chất theo gợi ý trong SGK và dùng để bố trí các nghiệm thức.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Báo cáo thu hoạch.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
- Nội dung: GV nêu vấn đề khơi gợi sự tò mò của HS; HS suy nghĩ và đưa ra dự đoán.
- Sản phẩm học tập: Dự đoán của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Các em có thấy khi chúng ta nhai kĩ bánh mì, trong miệng sẽ có vị ngọt không?
- GV chuẩn bị một chiếc bánh mì không và đưa cho một vài HS trong lớp ăn thử (nếu có điều kiện).
- GV sử dụng kĩ thuật động não, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những suy luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra những dự đoán.
- GV định hướng cho HS nghiên cứu vấn đề theo hướng khoa học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để giải thích hiện tượng khi nhai kĩ cơm, xôi, bánh mì,.... ta thấy có vị ngọt, vị ngọt đó là chất gì, được hình thành như thế nào, chúng ta hãy cùng tiến hành các thí nghiệm trong bài học hôm nay – Bài 15. Thực hành: Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật để làm thí nghiệm
- Mục tiêu: Giúp HS làm quen với các dụng cụ, mẫu vật, hóa chất cần thiết để phục vụ việc làm thí nghiệm.
- Nội dung:
- GV giới thiệu cho HS những dụng cụ, mẫu vật, hóa chất cần thiết để tiến hành làm thí nghiệm.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Sản phẩm học tập: HS nắm được và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật, hóa chất cần thiết để phục vụ việc làm thí nghiệm.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật để tiến hành thí nghiệm: ● Dụng cụ, thiết bị: + Dao gọt hoa quả; + Dụng cụ ép tỏi (ép quả), chày, cối sứ; + Cốc thí nghiệm, đĩa Petri nhựa trong có đường kính từ 9 cm đến 10 cm; + Đũa thuỷ tinh, ống nghiệm nhựa trong có dung tích 14 mL đến 15 mL; + Đồng hồ, pipet nhựa mềm 3 mL (ống nhỏ giọt chia vạch) hoặc bơm tiêm 2,5 mL (không có kim tiêm); + Bút viết kính (hoặc giấy dán ống nghiệm và bút chì); + Dụng cụ đun sôi nước, cốc đựng nước sôi và nhúng được ngập 1/2 ống nghiệm theo chiều dọc, hộp cách nhiệt đựng nước đá; + Thước kẻ dẹp có độ chia nhỏ nhất tới mm, giấy lọc, phễu. ● Hóa chất: + Nước vôi trong + Nước đá + 2g bột sắn (bột lọc) hoặc bột đao (bột năng), giấm trắng. ● Mẫu vật: + Quả dứa (quả đu đủ xanh) + Quả trứng gà sống + 100 hạt lúa (hạt ngô) ủ lên mầm khoảng 2cm. - GV giúp HS xác định các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật cho từng thí nghiệm: + Thí nghiệm 1: Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme phân hủy protein. 1. Dụng cụ, thiết bị: - Dao gọt hoa quả; - Dụng cụ ép tỏi (ép quả), chày, cối sứ; - Ống nghiệm, đũa thủy tinh. - Bút viết kính, giấy lọc, pipet (bơm tiêm) 2. Hóa chất: + Nước cất (nước lọc) + Nước đá 3. Mẫu vật - Quả dứa (quả đu đủ xanh) - Quả trứng gà sống + Thí nghiệm 2: Kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase. 1. Dụng cụ, thiết bị: + Chày, cối sứ; + Cốc thí nghiệm, đĩa Petri nhựa trong có đường kính từ 9 cm đến 10 cm; + Đũa thuỷ tinh, ống nghiệm nhựa trong có dung tích 14 mL đến 15 mL; + Đồng hồ, pipet nhựa mềm 3 mL (ống nhỏ giọt chia vạch) hoặc bơm tiêm 2,5 mL (không có kim tiêm); + Bút viết kính (hoặc giấy dán ống nghiệm và bút chì); + Dụng cụ đun sôi nước, cốc đựng nước sôi và nhúng được ngập 1/2 ống nghiệm theo chiều dọc, hộp cách nhiệt đựng nước đá; + Thước kẻ dẹp có độ chia nhỏ nhất tới mm, giấy lọc, phễu. 2. Hóa chất: + Nước vôi trong + Nước đá + 2g bột sắn (bột lọc) hoặc bột đao (bột năng), giấm trắng. 3. Mẫu vật: 100 hạt lúa (hạt ngô) ủ lên mầm khoảng 2cm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chú ý quan sát, lắng nghe, nhận đầy đủ dụng dụng cụ, mẫu vật, hóa chất từ GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV cung cấp đủ cho HS các dụng cụ, thiết bị, hóa chất, mẫu vật cần thiết (hoặc giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị từ buổi học trước). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kiểm tra lại dụng cụ của các nhóm, chuẩn bị chuyển sang hoạt động thực hành. | HS chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị, hóa chất, mẫu vật để tiến hành thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác