Soạn giáo án sinh học 10 kết nối tri thức bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 21: TRAO ĐỔI CHẤT, SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN

Ở VI SINH VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật (VSV).
  • Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
  • Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
  • Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.
  • Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học: Trình bày được quá trình trao đổi chất ở VSV; Nêu được khái niệm sinh trưởng, sinh sản ở VSV; Trình bày được đặc điểm của các pha sinh trưởng; Phân biệt được các hình thức sinh sản của VSV; Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV;
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng thuốc kháng sinh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân, phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm khi học về sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật.
  • Năng lực tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu về sinh trưởng và sinh sản của VSV.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và phân tích được các giải pháp về các vấn đề liên quan đến sinh trưởng và sinh sản của VSV.
  1. Phẩm chất

Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp có ý thức diệt khuẩn, giữ gìn vệ sinh ở nhà và ở trường, sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh ảnh trong SGK phóng to.

- Phiếu học tập liên quan đến nội dung bài học.

  1. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
  4. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về vấn đề được đề cập ở đầu bài.

- HS suy nghĩ, trao đổi, đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng tình huống mở đầu về vi khuẩn E.coli (SGK tr.122), khơi gợi trí tò mò của HS:

Escherichia coli là một loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa của người và động vật. Chúng sinh sản bằng cách phân đôi. Hãy tưởng tượng các em đang nuôi vi khuẩn E.coli, cứ sau 20 phút, các em chụp ảnh qua kính hiển vi và đếm số lượng vi khuẩn tại thời điểm đó.

Theo em, sẽ có bao nhiêu vi khuẩn E.coli trong bức ảnh tiếp theo? Em có nhận xét gì về quá trình sinh sản của chúng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, đưa ra những ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận những ý kiến đóng góp của HS, chốt đáp án và dẫn dắt vào bài học mới: Như các em đã thấy, tốc độ nhân lên của vi khuẩn là rất nhanh, từ một cá thể có thể hình thành một quần thể trong một thời gian ngắn. Vậy vi sinh vật (VSV) có những hình thức sinh sản như thế nào? Cơ chế sinh sản, sinh trưởng của chúng ra sao? Quá trình sinh trưởng của VSV có bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

  1. Mục tiêu:

- Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở VSV.

- Phân tích được vai trò của VSV trong đời sống con người và trong tự nhiên.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát các sơ đồ mục I (SGK tr.122 – 124) để tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

●       Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quá trình tổng hợp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn lại chia thành các nhóm nhỏ hơn (tùy vào số lượng HS trong lớp), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các sơ đồ mục  I (SGK tr.122 – 124), tìm hiểu về các nội dung sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tổng hợp carbohydrate

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tổng hợp protein

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tổng hợp lipid và nucleic acid

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, tổ chức cho các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.

●       Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- Các thành viên nhóm chuyên gia đọc thông tin SGK, thảo luận về nội dung được phân công và thực hiện các nhiệm vụ học tập:

+ Nhóm 1: Đọc thông tin mục I.1a (SGK tr.122 – 123) và quan sát sơ đồ Hình 21.1, thảo luận và tóm tắt quá trình tổng hợp carbohydrate.

+ Nhóm 2: Đọc thông tin mục I.1b (SGK tr.123) và phương trình Hình 21.2, thảo luận và tóm tắt quá trình tổng hợp protein.

+ Nhóm 3: Đọc thông tin mục I.1c,d, nêu đặc điểm của quá trình tổng hợp lipid và nucleic acid ở vi sinh vật.

●       Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

- GV yêu cầu thành viên các nhóm chuyên gia tách ra, kết hợp với thành viên các nhóm chuyên gia khác để tạo thành các nhóm mảnh ghép (nhóm mảnh ghép 6 HS gồm 2 HS từ các nhóm chuyên gia nghiên cứu 3 nội dung khác nhau).

- Thành viên nhóm mảnh ghép chia sẻ thông tin mà mình đã thảo luận ở nhóm chuyên gia và cùng nhau thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật.

2. Quá trình tổng hợp các chất ở VSV có gì khác so với quá trình tổng hợp ở động vật và thực vật?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin SGK, trao đổi và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ cho HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm đôi chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, kết luận khái niệm và chuyển sang nhiệm vụ tiếp  theo.

●       Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quá trình phân giải các chất ở VSV

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4HS, nghiên cứu thông tin mục I.2 (SGK tr.124), kết hợp quan sát sơ đồ Hình 21.3 để tìm hiểu về quá trình phân giải các chất ở VSV.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, hướng dẫn các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:

1. Quá trình phân giải ở VSV có gì giống và khác so với quá trình phân giải ở động vật và thực vật.

2. Theo em, người ta có thể ứng dụng quá trình phân giải đường đa, lipid và protein ở vi sinh vật vào những lĩnh vực nào? Giải thích và lấy ví dụ minh họa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm đọc thông tin SGK, suy nghĩ và viết câu trả lời cho các câu hỏi.

- Cả nhóm thảo luận, thống nhất đáp án chung từ câu trả lời của các thành viên trong nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT

1. Quá trình tổng hợp

Sinh tổng hợp (đồng hóa) là quá trình tế bào sử dụng năng lượng để liên kết các phân tử đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp cần thiết. 

a) Tổng hợp carbohydrate

- Nhiều loài VSV có khả năng tổng hợp nên glucose theo nhiều con đường khác nhau: quang hợp ở vi khuẩn lam, các loại tảo; quang khử ở vi khuẩn màu lục và màu tía; hóa tổng hợp ở vi khuẩn sắt, vi khuẩn nitrate.

- Con đường quan trọng và phổ biến nhất là quang hợp.

b) Tổng hợp protein

Phần lớn vi sinh vật có khả năng tổng hợp được toàn bộ 20 loại amino acid, trong khi còn người không làm được.

Một số vi sinh vật (vi khuẩn lam, Rhizobium) có thể chuyển hóa N2 của khí quyển thành ammonia (NH3) cung cấp nitrogen cho cả hệ sinh thái.

c) Tổng hợp lipid

Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ các acid béo và glycerol.

d) Tổng hợp nucleic acid

Nucleotide được tổng hợp từ 1 gốc đường 5 cacbon + amino acid + phosphoric acid. Tất cả các phản ứng đều sử dụng ATP.

2. Phân giải các chất

- Các VSV dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ do VSV khác cung cấp để lấy làm nguyên liệu cho hoạt động sống của chúng. 

- Trong tế bào vi sinh vật, các chất hữu cơ có thể tiếp tục phân giải.

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

Câu 1 (NV1): Quá trình tổng hợp các chất ở VSV: Sinh tổng hợp, còn gọi là quá trình đồng hoá, trong đó tế bào sử dụng năng lượng để liên kết các phân tử đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp cần thiết cho tế bào. VSV có khả năng sinh tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.

Ví dụ: Vi khuẩn Rhizobium có trong nốt sần của các cây họ Đậu có khả năng chuyển hoá N, trong khí quyển thành ammonia (NH,) cung cấp nguồn nitrogen cho quá trình tổng hợp các amino acid của chúng.

- Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật: Những vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh thường tiết các enzyme ra bên ngoài tế bào để phân giải chất hữu cơ thành các chất đơn giản rồi hấp thụ chúng vào trong tế bào. Trong tế bào, các chất hữu cơ đơn giản có thể tiếp tục được phân giải (ví dụ: các monosaccharide tiếp tục được phân giải theo con đường hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí hoặc lên men) để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

Ví dụ: Để sản xuất nước tương và nước mắm, con người đã sử dụng các enzyme ngoại bào đo các vi sinh vật sinh ra để phân giải các protein có trong đậu nành và cá.

Câu 2 (NV1) +  Câu 1 (NV2):

- Một số vi sinh vật có khả năng quang hợp sinh oxygen giống như thực vật, ngoài ra một số khác còn có khả năng quang hợp không sinh oxygen, một số lại có hình thức tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ các phản ứng hoá học. Đây là những hình thức tổng hợp các chất chỉ có ở vi sinh vật.

- Khả năng phân giải của VSV đa dạng hơn, đặc biệt nhiều loại vi sinh vật (vi khuẩn, nấm) có thể tiết ra nhiều loại enzyme ngoại bào để phân giải các chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng đơn giản ở bên ngoài cơ thể, sau đó mới hấp thụ vào trong tế bào. Đây cũng là khả năng chỉ vi sinh vật mới có.

Câu 2 (NV2):

- Ứng dụng quá trình phân giải đường đa để tạo ra đường đơn như glucose, acid lactic,...cethanol dùng trong sản xuất bánh kẹo, rượu bia, sữa chua,... hay sản xuất nhiên liệu sạch.

-  Phân giải lipid được ứng dụng trong sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa nhằm đánh tan các vết dầu mỡ khó tẩy rửa.

- Hai quá trình này còn được ứng dụng để phân giải các chất thải hữu cơ trong xử lí ô nhiễm môi trường, ứng dụng để làm sạch da trong ngành thuộc da,...

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác