Soạn giáo án sinh học 10 kết nối tri thức bài 18: Thực hành - Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 bài 18: Thực hành - Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18. THỰC HÀNH: LÀM VÀ QUAN SÁT TIÊU BẢN QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện được các bước làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân.
- Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản hiển vi.
- Về năng lực
- Năng lực sinh học:
- Tìm hiểu thế giới sống:
+ Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.
+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biết đạt kết quả thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.
- Phẩm chất
- Trung thực: Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.
- Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài thực hành.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật cho các thí nghiệm đã liệt kê trong SGK.
- Đối với học sinh
- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.
- Đồ dùng học tập liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Kích thích hứng thú tìm hiểu, khám phá nội dung bài thực hành.
- Nội dung:
- GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ.
- GV nêu vấn đề, kích thích sự tò mò, hứng thú khám phá của HS và dẫn dắt vào bài mới.
- Sản phẩm học tập: Sự hào hứng, tâm thế sẵn sàng bắt đầu bài thực hành của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ: Trình bày ngắn gọn quá trình nguyên phân, giảm phân và nêu điểm giống nhau, khác nhau cơ bản giữa hai quá trình này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nhớ lại kiến thức đã học trong các tiết học trước, trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong lên bảng trả lời (nếu không có HS nào xung phong, GV chỉ định một HS bất kì).
- GV mời HS dưới lớp nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Qua các bài học trược, các em đã hiểu về cơ chế nguyên phân, giảm phân, đặc điểm của giao tử được hình thành. Trong bài ngày hôm nay – Bài 18. Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân, chúng ta hãy cùng thực hành quan sát trực tiếp các quá trình đó.
- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào
- Mục tiêu: Làm được tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân.
- Nội dung:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm mục III.1 (SGK tr.109) để nắm được quy trình thực hiện.
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
- Sản phẩm học tập: Tiêu bản NST và kết quả quan sát quá trình nguyên phân ở rễ hành.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật, hóa chất cần thiết cho thí nghiệm: + Dụng cụ: kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, đĩa đồng hồ, giấy thấm, kéo, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, bếp cồn hoặc bếp điện. + Hóa chất: nước cất; dung dịch cố định các kì của nguyên phân; thuốc nhuộm acetocarmine 2%. + Mẫu vật: Rễ hành (hành tây, hành ta, tỏi, lay ơn, khoai môn) - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 5 – 6 HS), đọc hướng dẫn các bước thực hành mục III.1 (SGK tr.109) để nắm được trình tự làm thí nghiệm. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước như trong SGK: + Bước 1. Cố định mẫu + Bước 2. Nhuộm mẫu vật + Bước 3. Làm tiêu bản + Bước 4. Quan sát tiêu bản - Sau khi hoàn thành thí nghiệm, các nhóm ghi lại kết quả thí nghiệm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm trong SGK và làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Các nhóm ghi chép lại kết quả thực hành, chuẩn bị làm báo cáo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét chung, chốt kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo. | Kết quả thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào. A – Kì đầu: Các NST bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến. B – Kì giữa: Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D – Kì sau: Các NST đang phân li về hai cực của tế bào. C – Kì cuối: Các NST nằm gọn trong nhân, màng nhân xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác