Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối bài 21 Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là ý không đúng khi nói về dinh dưỡng, sinh sản của vi sinh vật?

  • A. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía sinh sản bằng cách hình thành bào tử đốt.
  • B. Nội bào tử được hình thành bên trong tế bào sinh dưỡng.
  • C. Vi khuẩn dinh dưỡng metan sinh sản bằng cách hình thành ngoại bào tử.
  • D. Ngoại bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

Câu 2: Xác định: Điều gì mô tả đúng chức năng của "vi khuẩn xấu"?

  • A. thành phần của các loại thực phẩm khác nhau
  • B. hiện diện trong hệ tiêu hóa của chúng ta
  • C. gây bệnh
  • D. hỗ trợ động vật tiêu hóa

Câu 3: Xác định: Làm thế nào để sinh sản hữu tính ở vi khuẩn?

  • A. DNA được chuyển từ sinh vật này sang sinh vật khác.
  • B. Mỗi vi khuẩn có thể tự tách ra làm đôi.
  • C. Vi khuẩn có cơ quan sinh sản tương tự như ở động vật có vú.
  • D. Tế bào trứng từ một loại vi khuẩn được phóng ra ngoài không khí để được tinh trùng thụ tinh.

Câu 4: Cho biết: Điều kiện quan trọng nhất để chuyển từ dạng sợi sang dạng men trong phòng thí nghiệm là?

  • A. Môi trường nghèo chất dinh dưỡng
  • B. Môi trường giàu chất dinh dưỡng
  • C. Nhiệt độ cao
  • D. Nhiệt độ thấp

Câu 5: Chọn ý đúng: Trong tự nhiên, nấm hay gặp nhất ở đâu?

  • A. Ký sinh ở động vật
  • B. Ký sinh ở người
  • C. Ký sinh ở thực vật
  • D. Hoại sinh ở đất

Câu 6: Có bao nhiêu ý đúng: Cho các nhận định về phương thức sống của vi khuẩn giới Khởi sinh như sau?

(1) Chúng là sinh vật dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

(2) Chúng là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh hoặc kí sinh.

(3) Chúng đều có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc từ quá trình phân giải các chất hữu cơ.

  • A. 0
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 7: Cho biết: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào sống trong quần thể giảm dần là đặc điểm của pha?

  • A. Pha suy vong.
  • B. Pha lag.
  • C. Pha log.
  • D. Pha cân bằng.

Câu 8: Cho biết: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục gồm các pha nào?

  • A. Pha tiềm phát, pha lag và pha log.
  • B.  Pha log, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong.
  • C.  Pha lag, pha log, pha cân bằng, pha suy vong.
  • D. Pha lag, pha tiềm phát, pha log, pha cân bằng.

Câu 9: Hãy cho biết: Quá trình nào vi khuẩn nói chung sử dụng để sinh sản?

  • A. giảm phân
  • B. nguyên phân
  • C. sự liên hợp
  • D. phân đôi

Câu 10: Hoạt động nào của con người được gọi là nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức liên tục?

  • A. Làm rượu
  • B. Làm nấm
  • C. Làm giấm
  • D. Làm bánh mì

Câu 11: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyên hóa tăng lên đã dẫn đến hiện tượng: 

  • A. tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vât
  • B. số vi sinh vật sinh ra bằng số sinh vật chết đi
  • C. quần thể vi sinh vậ bị suy vong
  • D. thu được số lượng vi sinh vật tối đa

Câu 12: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua

  • A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể
  • B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể
  • C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể
  • D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Câu 13: Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật, phát biểu nào dưới đây đúng? 

  • A. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể
  • B. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng trọng số lượng của quần thể
  • C. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng về kích thước của từng tế bào trong quần thể
  • D. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là trọng lượng từng cá thể trong quần thể

Câu 14: Hình thức sinh sản nào sau đây thuộc về nấm sợi? 

  • A. Sinh sản bằng bào tử vô tính
  • B. Sinh sản bằng bào tử hữu tính
  • C. Sinh sản bằng hình thức phân đôi
  • D. Sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính

Câu 15: Ở trong tủ lạnh, thực phẩm giữ được khá lâu là vì: 

  • A. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp
  • B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được
  • C. khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được
  • D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế

Câu 16: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?

  • A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
  • B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
  • C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được
  • D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng

Câu 17: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản

  • A. Bằng cách phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt...
  • B. Bằng cách phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín...
  • C. Bằng cách nảy chồi, bào tử đốt, bào tử hữu tính...
  • D. Cả B và C

Câu 18:  Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?

  • A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp
  • B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp
  • C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp
  • D. Cả A, B và C

Câu 19: Các hình thức sinh sản chủ yếu ở tế bào nhân sơ là: 

  • A. sinh sản bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử
  • B. sinh sản bằng phân đôi, bào tử đốt, nảy chồi
  • C. sinh sản nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính
  • D. sinh sản bằng nội bào tử, nảy chồi

Câu 20: Nấm men rượu sinh sản bằng: 

  • A. bào tử trần
  • B. bào tử hữu tính
  • C. bào tử vô tính
  • D. nảy chồi

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác