Giải bài 21 Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Giải bài 21 Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Sách sinh học 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Nêu một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

2. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật có gì giống và khác so với các quá trình này ở động vật và thực vật?

3. Theo em, người ta có thể ứng dụng quá trình phân giải đường đa, lipid và protein ở vi sinh vật vào những lĩnh vực nào? Giải thích và lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

1. Một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật:

  • Quá trình tổng hợp: Tổng hợp carbohydrate, tổng hợp protein, tổng hợp lipid, tổng hợp nucleic acid,...
  • Quá trình phân giải: Phân giải protein, phân giải đường đa, phân giải lipid,...

2. So sánh quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật với các quá trình ở động vật và thực vật:

  • Quá trình tổng hợp:
Vi sinh vậtĐộng vật và thực vật
  • Quá trình tổng hợp diễn ra rất nhanh
  • Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các loại axit amin.
  • Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
  • Là sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng.
  • Quá trình tổng hợp giúp tạo ra các hợp chất phức tạp xây dựng nền tế bào và cơ thể, đồng thời cung cấp cho các hoạt động sống khác.
  • Nguồn năng lượng và nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp đều bắt nguồn từ các sinh vật tự dường như thực vật, tảo và một số vi khuẩn. 
  • Quá trình phân giải
Vi sinh vậtĐộng và thực vật

Có 2 quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật, bao gồm:

  •  Phân giải prôtêin:

   - Xảy ra bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ quá trình tiết prôtêaza của chúng.

   - Tạo ra sản phẩm là các axit amin.

   - Được ứng dụng trong sản xuất nước mắm, nước tương,...

  • Phân giải pôlisaccarit:

- Xảy ra bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ quá trình tiết các enzim phân giải pôlisaccarit của chúng.

- Tạo ra sản phẩm là đường đơn (điển hình là glucôzơ). Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.

- Phân giải pôlisaccarit được ứng dụng để sản xuất siro, kẹo mạch nha, rượu, dưa muối, cà muối, nem chua, làm sạch môi trường...

  • Phân giải là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phần tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng.

Một phần năng lượng được giải phóng sẽ chuyển thành năng lượng tích luỹ trong phân tử ATP và một phần sẽ giải phóng ra dưới dạng nhiệt năng, các phân tử sinh học nhỏ và năng lượng từ ATP được tạo ra từ quá trình phân giải lại có thể được sử dụng để tổng hợp nên các phân tử sinh học mới cho tế bào,

  • Quá trình phân giải đường diễn ra theo ba con đường: Hô hấp tế bào,  hô hấp kị khí và lên men, không có chuỗi truyền electron.

3. Ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc. 

Ví dụ: Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta được các loại nước mắm, nước chấm...

B. Bài tập và hướng dẫn giải

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật có gì khác so với sinh trưởng ở thực vật và động vật? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó.

2. Nêu điểm khác nhau giữa quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục và môi trường nuôi cấy không liên tục. Tại sao lại có sự khác nhau đó?

3. Trong công nghệ vi sinh, việc nuôi cấy vi sinh vật thu sinh khối để sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị được thực hiện trên môi trường nuôi cấy nào?Vì sao?

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Con người đã ứng dụng những hiểu biết này như thế nào trong lĩnh vực y tế và đời sống hằng ngày? Cho một vài ví dụ minh hoạ.

2. Nêu tác dụng của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra. Thế nào là hiện tượng kháng kháng sinh, nêu nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này.

3. Loét dạ dày từng được cho là do ăn nhiều thức ăn cay hoặc căng thẳng thần kinh, nay được biết là do vi khuẩn (Helicobacter pylori) gây ra. Với phát hiện mới này, việc điều trị loét dạ dày đã thay đổi như thế nào?

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn tăng nhanh nhất pha nào?

A. Pha luỹ thừa.            B. Pha cân bằng.                 C. Pha suy vong.                     D. Pha tiềm phát.

2. Hãy giải thích vì sao người ta có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm.

3. Vi sinh vật và hoạt động phân giải chất hữu cơ của chúng là nguyên nhân chủ yếu gây hỏng thực phẩm. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy đề xuất một số biện pháp bỏa quản thực phẩm.

4. Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,...) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Vì sao thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách?

5. Bạn A bị cảm lạnh, đau họng, ho, sổ mũi, nhức đầu. Để đỡ mất thời gian đi khám, bạn đã ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh về nhà tự điều trị. Theo em, việc làm của bạn là nên hay không nên? Vì sao?

Từ khóa tìm kiếm: giải sinh học 10 kết nối tri thức, giải sách kết nối 10 môn sinh học, giải sinh học 10 sách mới bài 21 Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật, bài 21 Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác