Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sinh học nghiên cứu về

  • A. sự sống.
  • B. con người.
  • C. động vật.
  • D. thực vật.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây thể hiện vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững?

  • A. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp học tập và làm việc hiệu quả.
  • B. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc.
  • C. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp nâng cao tuổi thọ và sức khỏe của con người.
  • D. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3: Cấp độ tổ chức sống là

  • A. cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
  • B. cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
  • C. cấp độ tổ chức của cơ thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
  • D. cấp độ tổ chức của quần thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.

Câu 4: Liên kết hóa học được hình thành trong phân tử nước là

  • A. liên kết cộng hóa trị.
  • B. liên kết hidro.
  • C. liên kết ion.
  • D. liên kết photphodieste.

Câu 5: Điểm chung giữa các phân tử sinh học là

  • A. đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
  • B. đều có thành phần hóa học chủ yếu là carbon và hydrogen.
  • C. đều có hàm lượng giống nhau ở trong tế bào.
  • D. đều có cùng số nguyên tử carbon ở trong cấu trúc.

Câu 6: Dựa theo số lượng đơn phân, người ta chia carbohydrate thành bao nhiêu loại?

  • A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 1.

Câu 7: Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, nếu sử dụng dầu ăn để thử thì huyền phù tạo ra sẽ có màu

  • A. đỏ gạch.
  • B. vàng nhạt.
  • C. xanh nhạt.
  • D. trắng sữa.

Câu 8: Ti thể được xem là "nhà máy điện" của tế bào vì

  • A. ti thể có màng kép với màng ngoài trơn nhẵn và màng trong gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào.
  • B. ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống.
  • C. hình dạng, kích thước và số lượng của ti thể phụ thuộc vào loại tế bào, một tế bào có thể có tới hàng nghìn ti thể.
  • D. ti thể có khả năng sinh ra điện sinh học giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản,...

Câu 9: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?

  • A. Lục lạp.
  • B. Không bào trung tâm.
  • C. Ti thể.
  • D. Trung thể.

Câu 10: Cho các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống: (1) cơ thể, (2) tế bào, (3) quần thể, (4) quần xã, (5) hệ sinh thái. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

  • A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5.
  • B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
  • C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1.
  • D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.

Câu 11: Học thuyết tế bào không có nội dung nào sau đây?

  • A. Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.
  • B. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
  • C. Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước.
  • D. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và di truyền xảy ra bên trong các tế bào.

Câu 12: Cho các loại tế bào sau:

(1) Tế bào cơ

(2) Tế bào hồng cầu

(3) Tế bào bạch cầu

(4) Tế bào thần kinh

Loại tế bàocó nhiều lysosome nhất là

  • A. (1).
  • B. (2).
  • C. (3).
  • D. (4).

Câu 13: Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sinh vật vì

  • A. mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
  • B. mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.
  • C. các hoạt động sống cơ bản đều được thực hiện ở tế bào, hoạt động sống ở cấp độ tế bào là nền tảng cho hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.
  • D. các hoạt động sống cơ bản đều được thực hiện ở tế bào, hoạt động sống ở cấp độ cơ thể là nền tảng cho hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(1) Có khoảng 25 nguyên tố hóa học thiết yếu.

(2) Có 2 loại nguyên tố thiết yếu: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

(3) Carbon là nguyên tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào.

(4) Các nguyên tố hóa học chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.

Số phát biểu đúng khi nói về nguyên tố hóa học trong tế bào là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 

Câu 15: Mối quan hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên

  • A. hoạt động sống ở cấp độ tế bào; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.
  • B. hoạt động sống ở cấp độ cơ thể; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.
  • C. hoạt động sống ở cấp độ quần thể; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.
  • D. hoạt động sống ở cấp độ quần xã; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.

Câu 16: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
  • B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
  • C. Thường tham gia cấu tạo nên enzyme trong tế bào.
  • D. Là nguyên tố mà sinh vật chỉ cần một lượng rất nhỏ.

Câu 17: Thực vật không có bộ xương mà vẫn đứng vững được là nhờ tế bào thực vật có

  • A. thành tế bào.
  • B. không bào trung tâm.
  • C. lục lạp.
  • D. ti thể.

Câu 18: "Đàn cá chép sống ở hồ Tây" thuộc cấp độ tổ chức sống là

  • A. cá thể.
  • B. hệ sinh thái.
  • C. quần xã.
  • D. quần thể.

Câu 19: Những bộ phậncủa tế bào nhân thực tham gia tổng hợp và vận chuyển một protein xuất bào là

  • A. lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
  • B. lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
  • C. lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, không bào, màng tế bào.
  • D. lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, lysosome, màng tế bào.

Câu 20: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đa dạng và đặc thù của protein là

  • A. số lượng các amino acid.
  • B. thành phần các amino acid.
  • C. trình tự sắp xếp các amino acid.
  • D.bậc cấu trúc không gian.

Câu 21: Các cơ chế trao đổi chất qua màng tế bào gồm

  • A. vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động và vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào.
  • B. vận chuyển thụ động, vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào, thực bào, ẩm bào và xuất bào.
  • C. khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường, thẩm thấu và vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào.
  • D. khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường, thẩm thấu, thực bào, ẩm bào và xuất bào.

Câu 22: Điểm khác biệt của vận chuyển thụ động so với vận chuyển chủ động là

  • A. không cần có các kênh protein vận chuyển.
  • B. không cần tiêu tốn năng lượng.
  • C. luôn cần có các kênh protein vận chuyển.
  • D. luôn cần có các bơm đặc biệt trên màng.

Câu 23: Cho tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó, chuyển tế bào này sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Môi trường A và môi trường B thuộc loại môi trường nào?

  • A. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương.
  • B. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương.
  • C. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương.
  • D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương.

Câu 24: Thế giới sống liên tục tiến hóa dựa trên cơ sở là

  • A. sự truyền đạt thông tin di truyền.
  • B. sự biến dị thông tin di truyền.
  • C. sự biến đổi kiểu hình của sinh vật.
  • D. sự truyền đạt kiểu hình của sinh vật.

Câu 25: Các phân tử tín hiệu estrogen, testosterone sẽ liên kết với loại thụ thể nào sau đây?

  • A. Thụ thể trên màng tế bào.
  • B. Thụ thể nằm bên trong tế bào chất.
  • C. Thụ thể nằm ngoài màng tế bào.
  • D. Thụ thể nằm trên lưới nội chất.

Câu 26: Vì sao cùng một tín hiệu nhưng các tế bào lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau?

  • A. Do khoảng cách từ tế bào tiết đến các tế bào đích là khác nhau.
  • B. Do các hình dạng, kích thước và thông tin di truyền ở các tế bào là khác nhau.
  • C. Do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào là khác nhau.
  • D. Do sự dẫn truyền tín hiệu đến các tế bào đích là một quá trình ngẫu nhiên và có thể phát sinh đột biến.

Câu 27: Enzyme là

  • A. chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
  • B. chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
  • C. chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
  • D. chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

Câu 28: Điểm khác biệt của quang khử so với quang hợp là

  • A. không sử dụng năng lượng ánh sáng.
  • B. không dùng H2O là nguồn cho H+ và electron.
  • C. không có vai trò cung cấp nguồn thức ăn cho các sinh vật dị dưỡng.
  • D. không giải phóng O2 nên không góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme?

  • A. Nhiệt độ càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
  • B. Độ pH càng thấp thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
  • C. Với một lượng cơ chất không đổi, nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
  • D. Với một lượng enzyme không đổi, nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng cho tới khi đạt ngưỡng.

Câu 30: Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi

  • A. cofactor của enzyme.
  • B. điểm ức chế của enzyme.
  • C. điểm hoạt hóa của enzyme.
  • D. trung tâm hoạt động của enzyme.

Câu 31: Sản phẩm của quá trình đường phân và chu trình Krebs được chuyển cho chuỗi truyền electron hô hấp để phân giải tiếp là

  • A. acetyl CoA và NADH.
  • B. NADH và FADH2.
  • C. acetyl CoA và FADH2.
  • D. citric acid và acetyl CoA.

Câu 32: Điểm khác biệt của hô hấp tế bào với lên men là

  • A. không có sự tham gia của O2.
  • B. không có chuỗi truyền electron.
  • C. không có chu trình Krebs.
  • D. tạo ra được nhiều năng lượng hơn.

Câu 33: Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh,...). Điều này chứng tỏ tổ chức sống

  • A. có khả năng tự điều chỉnh.
  • B. liên tục tiến hóa.
  • C. được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  • D. là hệ mở.

Câu 34: Gọi là tế bào nhân sơ vì

  • A. chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền.
  • B. không có vật chất di truyền trong khối tế bào chất.
  • C. chưa có màng bao bọc khối tế bào chất.
  • D. không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Câu 35: Cho các đặc điểm sau:

(1) Có kích thước nhỏ.

(2) Sống kí sinh và gây bệnh.

(3) Chưa có nhân chính thức.

(4) Cơ thể chỉ có một tế bào.

(5) Sinh sản rất nhanh.

Những đặc điểm có ở tất cả các loại vi khuẩn là

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (1), (2), (4), (5).
  • C. (2), (3), (4), (5).
  • D. (1), (3), (4), (5).

Câu 36: Bào quan duy nhất tồn tại trong tế bào nhân sơ là

  • A. ti thể.
  • B. nhân.
  • C. ribosome.
  • D. không bào.

Câu 37: Hai thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực là

  • A. phospholipid vàcarbohydrate.
  • B. protein và nucleic acid.
  • C. phospholipid và protein.
  • D. carbohydrate và phospholipid.

Câu 38: Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có

  • A. lipid màng liên kết với tín hiệu.
  • B. con đường truyền tin nội bào.
  • C. phân tử truyền tin nội bào.
  • D. thụ thể đặc hiệu.

Câu 39: Hợp chất nào sau đây được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào”?

  • A. NADPH.
  • B. ATP.
  • C. ADP.
  • D. FADH2.

Câu 40: Cho một số hoạt động sau:

(1) Tế bào thận vận chuyển chủ động glucose qua màng.

(2) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.

(3) Vận động viên đang nâng quả tạ.

(4) Vận chuyển nước qua màng sinh chất.

Trong các hoạt động trên, số hoạt động cần tiêu tốn năng lượng ATP là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác