Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Điểm khác biệt của giảm phân so với nguyên phân là

  • A. có thể xảy ra ở tất cả các loại tế bào.
  • B. có 1 lần nhân đôi NST.
  • C. có 2 lần phân chia NST.
  • D. có sự co xoắn cực đại của NST.

Câu 2: Công nghệ tế bào động vật là

  • A. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
  • B. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
  • C. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.
  • D. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.

Câu 3: Điểm khác biệt của tế bào gốc phôi so với tế bào gốc trưởng thành là

  • A. có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành.
  • B. có nguồn gốc từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang.
  • C. chỉ có thể biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.
  • D. chỉ có khả năng phân chia trong khoảng thời gian trước khi cơ thể trưởng thành.

Câu 4: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?

  • A. Kì đầu II.
  • B. Kì giữa I.
  • C. Kì sau I.
  • D. Kì đầu I.

Câu 5: Đâu không phải là thành tựu thực tiễn của công nghệ tế bào động vật?

  • A. Nhân bản vô tính vật nuôi.
  • B. Liệu pháp tế bào gốc.
  • C. Liệu pháp gene.
  • D. Lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 6: Đặc điểm tiên quyết để xếp một loài sinh vật vào nhóm vi sinh vật là

  • A. kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
  • B. cấu tạo đơn giản, vật chất di truyền không được bao bọc bởi màng nhân.
  • C. tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
  • D. khả năng thích nghi cao với mọi loại môi trường sống.

Câu 7: Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân là

  • A. giống hệt tế bào mẹ (2n).
  • B. giảm đi một nửa (n).
  • C. gấp đôi tế bào mẹ (4n).
  • D. gấp ba tế bào mẹ (6n).

Câu 8: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật?

  • A. Vi khuẩn.
  • B. Vi nấm.
  • C. Động vật nguyên sinh.
  • D. Côn trùng.

Câu 9: Sự kiện nào sau đây không xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân I?

  • A. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi chéo.
  • B. Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.
  • C. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
  • D. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp.

Câu 10: Chu kì tế bào là

  • A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.
  • B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế bào con.
  • C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.
  • D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con

Câu 11: Đặc điểm tiên quyết để xếp một loài sinh vật vào nhóm vi sinh vật là

  • A. kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
  • B. cấu tạo đơn giản, vật chất di truyền không được bao bọc bởi màng nhân.
  • C. tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
  • D. khả năng thích nghi cao với mọi loại môi trường sống.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính?

  • A. Quá trình tạo ra cừu Dolly không thông qua sự giảm phân và thụ tinh.
  • B. Cừu Dolly chỉ mang vật chất di truyền của cừu cho nhân.
  • C. Cừu Dolly có tuổi thọ dài hơn những con cừu bình thường khác.
  • D. Cừu Dolly không trải qua giai đoạn phát triển trong tử cung của cừu cái.

Câu 13:  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về virus?

  • A. Virus có thể sống tự do hoặc kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
  • B. Không thể nuôi virus trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn.
  • C. Virus cũng có cấu tạo tế bào giống như các sinh vật khác.
  • D. Virus có kích thước rất nhỏ nhưng vẫn lớn hơn vi khuẩn.

Câu 14: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là

  • A. G1, G2, S, nguyên phân.
  • B. G1, S, G2, nguyên phân.
  • C. S, G1, G2, nguyên phân.
  • D. G2, G1, S, nguyên phân.

Câu 15: Virus được cấu tạo từ 2 thành phần chính gồm

  • A. lõi nucleic acid và vỏ ngoài.
  • B. vỏ ngoài và vỏ capsid.
  • C. lõi nucleic acid và vỏ capsid.
  • D. gai glycoprotein và lõi nucleic acid.

Câu 16: Cho các đặc điểm sau:

(1) Có kích thước hiển vi.

(2) Tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.

(3) Sinh trưởng và sinh sản nhanh.

(4) Hình thức dinh dưỡng đa dạng.

Trong số các đặc điểm trên, số đặc điểm là cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 17: Công nghệ vi sinh vật là

  • A. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
  • B. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm xử lí ô nhiễm môi trường.
  • C. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người và động vật.
  • D. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các loại đồ ăn, thức uống giàu giá trị dinh dưỡng

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về HIV/AIDS?

  • A. HIV tấn công và phá hủy các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • B. HIV có khả năng tạo ra rất nhiều biến thể mới trong một thời gian ngắn khiến việc phòng và điều trị AIDS gặp nhiều khó khăn.
  • C. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường hô hấp, đường tình dục và mẹ truyền sang con.
  • D. Trong những giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.

Câu 19: Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là

  • A. tăng kích thước tế bào.
  • B. nhân đôi DNA và NST.
  • C. tổng hợp các bào quan.
  • D. tổng hợp và tích lũy các chất.

Câu 20: Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người là

  • A. HIV.
  • B. SARS-CoV-2.
  • C. Paramyxo virus.
  • D. Aphtho type A.

Câu 21: Liệu pháp tế bào gốc và liệu pháp gene đều có tiềm năng chung là

  • A. phát triển thịt nhân tạo làm thực phẩm cho con người.
  • B. sản xuất các chế phẩm sinh học làm thuốc chữa bệnh cho con người.
  • C. giúp làm tăng số lượng cá thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
  • D. điều trị các bệnh ở người vốn chưa có phương pháp chữa trị triệt để.

Câu 22: Virus có vật chất di truyền là RNA dễ phát sinh các chủng đột biến hơn virus có vật chất di truyền là DNA vì

  • A. các virus RNA có khả năng tái tổ hợp với các virus RNA khác tạo ra loại virus mới.
  • B. các enzyme nhân bản RNA thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót.
  • C. các virus RNA có vỏ protein linh hoạt, dễ bị biến tính trong môi trường nội bào của tế bào chủ.
  • D. các lõi nucleic acid của virus RNA thường có khả năng chủ động tạo ra những đột biến theo hướng tăng cường khả năng xâm nhập của virus.

Câu 23: Tại sao pha G1 được vừa được coi là pha sinh trưởng vừa được coi là pha kiểm soát của chu kì tế bào?

  • A. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S.
  • B. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M.
  • C. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S.
  • D. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M.

Câu 24: Phân chia nhân trong quá trình nguyên phân thực chất là

  • A. phân chia các gene nằm ở ti thể.
  • B. phân chia vật chất di truyền DNA và nhiễm sắc thể.
  • C. phân chia các bào quan.
  • D. phân chia vật chất di truyền ở tế bào chất.

Câu 25: Loại tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành mọi tế bào của cơ thể trưởng thành gọi là

  • A. tế bào soma.
  • B. tế bào mô sẹo.
  • C. tế bào gốc trưởng thành.
  • D. tế bào gốc phôi.

Câu 26: Vi sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm vi sinh vật nhân sơ?

  • A. Nấm đơn bào.
  • B. Vi nấm.
  • C. Tảo đơn bào.
  • D. Vi khuẩn.

Câu 27: Loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp glucose theo con đường quang hợp là

  • A. vi khuẩn màu lục.
  • B. vi khuẩn lam.
  • C. vi khuẩn màu tía.
  • D. vi khuẩn nitrate.

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình phân bào?

  • A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân.
  • B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính với vi ống ở một phía của tâm động.
  • C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I.
  • D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi.

Câu 29: Điểm khác biệt của tế bào gốc phôi so với tế bào gốc trưởng thành là

  • A. có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành.
  • B. có nguồn gốc từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang.
  • C. chỉ có thể biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.
  • D. chỉ có khả năng phân chia trong khoảng thời gian trước khi cơ thể trưởng thành.

Câu 30: Sản xuất thuốc kháng sinh là một ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong lĩnh vực

  • A. nông nghiệp.
  • B. thực phẩm.
  • C. y dược.
  • D. xử lí chất thải.

Câu 31: Việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên cơ sở khoa học chủ yếu nào sau đây?

  • A. Vi sinh vật có sự đa dạng về di truyền.
  • B. Vi sinh vật có phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng.
  • C. Vi sinh vật có khả năng phân giải các chất nhanh.
  • D. Vi sinh vật có khả năngsinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh.

Câu 32: Các bệnh do virus thường có biểu hiện chung là

  • A. sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể.
  • B. suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • C. sốt cao, tiêu chảy, đau họng.
  • D. tiêu chảy, đau nhức các bộ phận cơ thể.

Câu 33: Câu 5: Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?

  • A. Tế bào ung thư.
  • B. Tế bào sinh dục chín.
  • C. Tế bào sinh dưỡng.
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 34:Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón sinh học là

  • A. một số vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh giúp tăng sinh khối cho cây trồng.
  • B. một số vi sinh vật có khả năng tiết chất độc diệt sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng.
  • C. một số vi sinh vật có khả năng tiết hoặc chuyển hóa các chất có lợi cho cây trồng.
  • D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme giúp tăng tốc độ sinh sản cho cây trồng.

Câu 35: Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào diễn ra qua

  • A. 4 kì.
  • B. 2 kì.
  • C. 3 kì.
  • D. 5 kì.

Câu 36: Virus không gây bệnh theo cơ chế nào sau đây?

  • A. Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.
  • B. Cơ chế sản sinh các độc tố trong tế bào chủ làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
  • C. Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan gây đột biến gene dẫn đến ung thư.
  • D. Cơ chế sản sinh các độc tố bên ngoài tế bào chủ làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

Câu 37: Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46 tiến hành nguyên phân. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nguyên phân của tế bào này?

  • A. Tại kì đầu, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.
  • B. Tại kì giữa, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.
  • C. Tại kì sau, tế bào chứa 92 nhiễm sắc thể kép.
  • D. Tại kì cuối, mỗi tế bào con chứa 46 nhiễm sắc thể đơn.

Câu 38: Nhóm virus có dạng hình xoắn là

  • A. virus bại liệt, virus hecpet, virus khảm thuốc lá.
  • B. virus khảm thuốc lá, virus cúm, virus sởi, virus dại.
  • C. virus đậu mùa, phage T2, virus khảm thuốc lá.
  • D. virus đậu mùa, phage T2, virus bại liệt.

Câu 39: Vỏ capsid của các virus được cấu tạo từ

  • A. DNA.
  • B. RNA.
  • C. protein.
  • D. phospholipid.

Câu 40: Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ

  • A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.
  • B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.
  • C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.
  • D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác