Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phân bón vi sinh?

  • A. Phân bón vi sinh được tạo thành bằng cách phối trộn chế phẩm vi sinh vật với chất mang hoặc các chất hữu cơ.
  • B. Phân bón vi sinh luôn chỉ chứa một chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm hoặc phân giải các chất hữu cơ, vô cơ khó hấp thụ.
  • C. Một số loại phân bón vi sinh phổ biến hiện nay là phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh phân giải cellulose,…
  • D. Phân bón vi sinh có nhiều ưu điểm nổi bật như đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường.

Câu 2:  Virus thực vật không thể sử dụng các phương thức truyền ngang như virus động vật vì

  • A. tế bào thực vật có thành cellulose.
  • B. tế bào thực vật có không bào trung tâm.
  • C. tế bào thực vật có lục lạp.
  • D. tế bào thực vật có kích thước lớn.

Câu 3: Cho một số đặc điểm sau

(1) Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh

(2) Có khả năng tổng hợp được một số chất quý

(3) Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa

(4) Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng

Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 4: Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.

(2) Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

(3) Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin.

(4) Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat.

Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 5: Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen là

  • A. lactose.
  • B. amino acid.
  • C. ADP.
  • D. ADP – glucose.

Câu 6: Gôm là

  • A. một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
  • B. một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
  • C. một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
  • D. một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

Câu 7: Hiện nay trên thị trường, kháng sinh tự nhiên được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm chiếm tỉ lệ khoảng

  • A. 50 %.
  • B. 70 %.
  • C. 80 %.
  • D. 90 %.

Câu 8: Cho một số vai trò sau:

(1) Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.

(2) Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền.

(3) Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus.

(4) Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật.

Trong các vai trò trên, gôm có bao nhiêu vai trò đối với vi sinh vật?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 9: Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để

  • A. xử lí rác thải.
  • B. sản xuất nước mắm.
  • C. sản xuất sữa chua.
  • D. tổng hợp chất kháng sinh.

Câu 10: Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học?

  • A. Cho hiệu quả diệt trừ sâu hại nhanh chóng.
  • B. An toàn với sức khỏe con người và môi trường.
  • C. Bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên.
  • D. Sản xuất khá đơn giản và có chi phí thấp.

Câu 11: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức truyền dọc ở thực vật?

  • A. Truyền qua phấn hoa.
  • B. Truyền qua hạt giống.
  • C. Truyền qua vết thương.
  • D. Truyền qua nhân giống vô tính.

Câu 12: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

  • A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.
  • B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.
  • C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.
  • D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.

Câu 13: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

  • A. Liên kết peptide.
  • B. Liên kết hóa trị.
  • C. Liên kết hydrogen.
  • D. Liên kết glycoside.

Câu 14:  Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm

(2) Sản xuất mì chính

(3) Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào)

(4) Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học

Trong các thành tựu trên, số thành tựu là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.

(2) Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

(3) Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin.

(4) Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat.

Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 16: Sử dụng mẫu vật là các tế bào mô phân sinh ở đỉnh rễ hành có thể quan sát được quá trình nào sau đây?

  • A. Giảm phân I.
  • B. Giảm phân II.
  • C. Nguyên phân.
  • D. Thụ tinh.

Câu 17: Cho các thao tác thực hiện thí nghiệm sau:

(1) Ngâm 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa đồng hồ cùng với dung dịch carmin acetic, đun nóng trên đèn cồn (6 phút) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.

(2) Đặt lên phiến kính một giọt acetic acid 5 %, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao lam cắt một đoạn mô phân sinh ở đầu chóp rễ chừng 1,5 – 2 mm.

(3) Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút acid thừa, dùng cán kim mũi mác gõ nhẹ lên lá kính để dàn mỏng tế bào mô phân sinh trên phiến kính.

(4) Đưa tiêu bản lên kính hiển vi quan sát ở vật kính 40×, sau đó chuyển sang quan sát ở vật kính 10×.

Trong các thao tác trên, có bao nhiêu thao tác không đúng khi thực hiện làm tiêu bản và quan sát quá trình nguyên phân của rễ hành?

  • A. 0.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 18: Quan sát một tế bào ruồi giấm đang trong quá trình phân bào nguyên phân, người ta quan sát thấy có 8 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Tế bào này đang ở

  • A. kì đầu.
  • B. kì giữa.
  • C. kì sau.
  • D. kì cuối.

Câu 19: Cho các mẫu vật sau đây:

(1) Rễ hành

(2) Thịt quả cà chua

(3) Bao phấn

(4) Lá thài lài tía

Số mẫu vật trong các mẫu vật trên có thể sử dụng để quan sát quá trình giảm phân là

  • A. 0.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 20: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

  • A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
  • C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.

Câu 21: Hiện nay trên thị trường, kháng sinh tự nhiên được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm chiếm tỉ lệ khoảng

  • A. 50 %.
  • B. 70 %.
  • C. 80 %.
  • D. 90 %.

Câu 22: Có bao nhiêu bệnh sau đây có hình thức lây truyền qua đường hô hấp?

(1) SARS – CoV – 2

(2) Cúm

(3) Sởi

(4) Viêm gan B

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 23: Vi sinh vật thực hiện quá trình lên men sữa chua là

  • A. Lactococcus lactis.
  • B. Aspergillus oryzae.
  • C. Bacillus thuringiensis.
  • D. Saccharomyces cerevisiae.

Câu 24: Trong quy trình làm sữa chua, việc cho một hộp sữa chua thành phẩm vào hỗn hợp nguyên liệu nhằm mục đích

  • A. giảm nhiệt độ môi trường lên men.
  • B. tăng nhiệt độ môi trường lên men.
  • C. cung cấp giống vi khuẩn lên men.
  • D. tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Câu 25: Loại que cấy nào sau đây được sử dụng để trải đều vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn?

  • A. Que cấy thẳng.
  • B. Que cấy vòng.
  • C. Que cấy móc.
  • D. Que cấy trang.

Câu 26: Loại que cấy nào sau đây được làm bằng kim loại, đầu có vòng tròn, dùng để cấy chủng vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng?

  • A. Que cấy thẳng.
  • B. Que cấy vòng.
  • C. Que cấy móc.
  • D. Que cấy trang.

Câu 27: Dựa vào trạng thái môi trường, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 2 loại gồm

  • A. môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.
  • B. môi trường tự nhiên và môi trường tổng hợp.
  • C. môi trường dạng đặc và môi trường dạng lỏng.
  • D. môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.

Câu 28: Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là

  • A. nguyên phân và giảm phân.
  • B. giảm phân và hình thành giao tử.
  • C. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
  • C. kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).

Câu 29: Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?

  • A. Pha M.
  • B. Pha G1.
  • C. Pha S.
  • D. Pha G2.

Câu 30: Tại sao phải để nguội hỗn hợp sữa nguyên liệu (khoảng 40 oC) trước khi cho hộp sữa chua làm men giống vào?

  • A. Vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến vi khuẩn lactic giống bị chết.
  • B. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm độ pH của nguyên liệu.
  • C. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm vi khuẩn lactic giống bị đột biến.
  • D. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của nguyên liệu.

Câu 31: Sinh trưởng ở vi sinh vật là

  • A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật.
  • B. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật.
  • C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật.
  • D. sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.

Câu 32: Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì

  • A. vi khuẩnhoàn toànkhông có sự thay đổi về kích thước và khối lượng.
  • B. khó nhận ra sự thay đổi về kích thước và khối lượng của tế bào vi khuẩn.
  • C. vi khuẩn có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
  • D. khó nhận ra sự tồn tại, phát triển của tế bào vi khuẩn trong môi trường tự nhiên.

Câu 33: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

  • A. môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới và được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
  • B. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới nhưng được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
  • C. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
  • D. môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

Câu 34: Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không vai trò nào sau đây?

  • A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
  • B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.
  • C. Tạo ra các tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.
  • D. Tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào già hay bị tổn thương.

Câu 35: Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có đặc điểm như thế nào?

  • A. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền giống nhau.
  • B. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền khác nhau.
  • C. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào phức tạp hơn.
  • D. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào đơn giản hơn.

Câu 36: Lĩnh vực nào sau đây ít có sự liên quan đến công nghệ vi sinh vật?

  • A. Y học.
  • B. Môi trường.
  • C. Công nghệ thực phẩm.
  • D. Công nghệ thông tin.

Câu 37: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức lây truyền ngang?

  • A. Lây lan qua đường hô hấp.
  • B. Lây lan qua đường tiêu hóa.
  • C. Lây truyền từ mẹ sang con.
  • D. Lay lan qua đường tình dục.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?

  • A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.
  • B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.
  • C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  • D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.

Câu 39: Khi nuôi cấy trên môi trường đặc thích hợp, từ một tế bào vi khuẩn ban đầu sẽ phát triển thành

  • A. một quần thể tế bào vi khuẩn đa dạng về chủng loài.
  • B. một quần thể tế bào vi khuẩn thuần nhất về chủng loài.
  • C. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng tròn, màu trắng sữa.
  • D. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng sợi, màu hồng cam.

Câu 40: Các phương thức lây truyền bệnh do virus gồm

  • A. truyền ngang và truyền dọc.
  • B. truyền trực tiếp và truyền gián tiếp.
  • C. truyền qua đường hô hấp và truyền qua tiếp xúc trực tiếp.
  • D. truyền qua đường hô hấp và truyền qua đường tiêu hóa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác