Trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức học kì I(P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức học kì 1(P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp của Công an nhân dân là:
- A. 1930-1945
- B. 1954-1975
C. 1945-1954
- D. 1930-1946
Câu 2: Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Công an nhân dân là:
- A. 1930-1945
B. 1954-1975
- C. 1945-1954
- D. 1930-1946
Câu 3: Công an nhân dân được thành lập khi nào?
A. 19/8/1945
- B. 18/8/1945
- C. 19/9/1930
- D. 19/8/1930
Câu 4: Điền từ vào chỗ trống: Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng.
- A. Quân đội nhân dân Việt Nam
B. Các lực lượng khác
- C. Dân quân tự vệ
- D. Hải quân
Câu 5: Trong kháng chiến chống Pháp, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?
- A. góp phần bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia cùng chiến đấu.
- B. cùng với các lực lượng khác và nhân dân trên cả nước làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 6: Trong kháng chiến chống Mỹ, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?
- A. góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN ở miền Bắc; giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam
- B. tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ
- C. từ 1973-1975, công an nhân dân cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 7: Khi đất nước thống nhất, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?
- A. Công an nhân dân là lực nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự ATXH, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
- B. Làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 8: Mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh là
A. Giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an ninh.
- B. Bồi dưỡng ở người học các phẩm chất: trung thực, đoàn kết.
- C. Giúp công dân hiểu được chức năng của sĩ quan công an.
- D. Bồi dưỡng ở người học các kĩ năng: giao tiếp, làm việc nhóm.
Câu 9: Luật Giáo dục quốc phòng an ninh năm 2013 gồm có mấy chương và bao nhiêu điều?
- A. 8 chương 37 điều.
- B. 9 chương 23 điều.
- C. 12 chương 37 điều.
D. 8 chương 47 điều.
Câu 10: Công dân nam thuộc trường hợp nào dưới đây không được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?
- A. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
B. Công dân đi du học ở nước ngoài có thời gian đào tạo dưới 6 tháng.
- C. Học sinh học tập theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS.
- D. Học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội.
Câu 11: Môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh không phải là môn học chính khóa đối với đối tượng nào dưới đây?
- A. Học sinh cấp trung học phổ thông.
- B. Học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp.
- C. Học sinh ở các trường trung cấp nghề
D. Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Câu 12: Việc kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu do cơ quan nào phụ trách?
- A. Cơ quan quân sự cấp huyện (quận).
B. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện (quận).
- C. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện (quận).
- D. Trung tâm y tế xã.
Câu 13: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:
- A. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền quốc phòng giàu mạnh.
B. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang vững mạnh.
- C. Phát triển trình độ chiến đấu của lực lượng hải quân trên biển.
- D. Tổ chức bố trí lực lượng vũ trang rộng khắp trên toàn lãnh thổ.
Câu 14: Ý nào dưới đây là những hoạt động của lực lượng Công an, Dân quân xã (phường) để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH trên địa bàn?
- A. Xây dựng, ban hành, thực hiện Luật, cần tiếp tục làm rõ nội dung các mục, các điều khoản trong cơ cấu văn bản luật, các điều kiện cần và đủ để xây dựng và thực hiện Luật trong thực tế.
- B. Quán triệt, thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ đối với công an, nhất là tư tưởng “công an là bạn dân”, “phục vụ và bảo vệ dân”, “dựa vào lực lượng của dân, tổ chức và đoàn kết được dân thì mọi việc sẽ thành công”.
- C. Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền trong lực lượng công an nhân dân, trong xã hội về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm thường xuyên và có hiệu quả.
- D. Chủ động, nhanh chóng, linh hoạt “chuyển trạng thái”, phát huy vai trò nòng cốt, tuyến đầu xung kích, tổ chức các đợt chuyển quân lớn, bất kể ngày đêm, tích cực tham gia, đóng góp toàn diện trong phòng, chống dịch Covid-19, ổn định xã hội
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 15: Ý nào dưới đây là những hoạt động của lực lượng Công an, Dân quân xã (phường) để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH trên địa bàn?
- A. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng, các mục tiêu, công trình trọng điểm.
- B. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.
- C. Cấp và quản lý Căn cước công dân; triển khai cấp số định danh cá nhân trên toàn quốc; kết nối với các bộ, ngành có đủ điều kiện; khai thác có hiệu quả ứng dụng trên nền tảng cơ sở dữ liệu dân cư. Trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí. Công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu duy trì thường xuyên, kịp thời.
- D. Chủ động dự báo tình hình, triển khai linh hoạt, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, trong đó đẩy mạnh “ngoại giao vắc-xin” trong bối cảnh dịch Covid-19.
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 16: Ý nào dưới đây là hoạt động của Dân quân xã (phường)?
- A. Tuyên truyền, vận độngnhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh, trật tự, phòng gian, bảo mật, phòng, chống chiến tranh tâm lý của thế lực thù địch trong tình trạng chiến tranh.
- B. Thực hiện chủ trương, biện pháp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực có chiến sự; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
- C. Bảo vệ các mục tiêu được giao; tuần tra, trấn áp tội phạm; quản lý các đối tượng chính trị; phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn và hoạt động của lực lượng phản động ở địa phương móc nối, cấu kết với lực lượng thù địch bên ngoài để gây bạo loạn, lật đổ.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 17: Bom phát quang là tên gọi khác để chỉ loại bom nào dưới đây?
- A. Bom CBU-24.
B. Bom CBU-55.
- C. Bom GBU-17.
- D. Bom MK-82.
Câu 18: Bom hóa học là
- A. Loại bom chuyên dùng để đánh phá mạng lưới điện của đối phương.
- B. Loại bom chuyên dùng để đánh phá các thiết bị điện tử của đối phương.
- C. Được dùng để bắn phá các mực tiêu giao thông: cầu lớn, nhà ga…
D. Là loại bom chưa các khí độc, chủ yếu để sát thương sinh lực đối phương.
Câu 19: Trong chiến tranh, địch thường dùng loại bom, đạn nào để phá hủy hệ thống điện của ta?
- A. Thủy lôi từ trường
- B. Tên lửa hành trình
C. Bom điện từ
- D. Bom từ trường
Câu 20: Nội dung cụ thể của các biện pháp phòng tránh bom, đạn của địch không có một trong các nội dung sau?
- A. Phải tổ chức trinh sát kịp thời
- B. Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch
- C. Phải thông báo, báo động kịp thời
D. Nên hoạt động ở nơi ít bom đạn
Câu 21: Để khắc phục hiệu quả, kịp thời khi có tình huống bom, đạn địch gây ra cần lưu ý gì ?
- A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tình huống đó
- B. Phải cứu người trước, cứu mình sau
- C. Dứt khoát phải có lực lượng y tế để cứu người
D. Tự cứu là chính, nhanh chóng báo cho đội cấp cứu
Câu 22: Vũ khí trong hình dưới đây tên là gì?
- A. Bom quả cam
- B. Bom hạt nhân
C. Mìn M14
- D. Đạn M79
Câu 23: Độ tuổi nào dưới đây chưa phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông?
A. 15
- B. 16
- C. 17
- D. 18
Câu 24: Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi-lanh
- A. dưới 100 cm3
- B. dưới 150 cm3
- C. dưới 60 cm3
D. dưới 50 cm3
Câu 25: Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của tổ chức nào?
A. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước; các tổ chức xã hội và công dân
- B. Hoạt động của các tổ chức xã hội và công dân
- C. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước; các tổ chức xã hội
- D. Hoạt động của công dân
Câu 26: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đườngthủy nội địa được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày, tháng, năm nào
- A. Ngày 17/03/2014
B. Ngày 17/06/2014
- C. Ngày 17/08/2014
- D. Ngày 17/05/2014
Câu 27: Luật giao thông đường bộ có hiệu lực từ năm nào?
A. 2009
- B. 2010
- C. 2011
- D. 2012
Câu 28: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Chính phủban hành ngày, tháng, năm nào?
A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
- B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.
- C. Giảm tốc độ khi điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính.
- D. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 29: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, nguồn kinh phí nào phục vụ công tác bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị?
A. Ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
- B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tự huy động nguồn kinh phí.
- C. Ngân sách của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- D. Huy động từ các doanh nghiệp ngoài.
Câu 30: Môi trường mà trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính được gọi là
A. Mạng.
- B. An ninh mạng.
- C. Viễn thông.
- D. Truyền thông.
Câu 31: Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
- A. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân
- B. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất an ninh, trật tự
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 32: Để chủ động phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, người dân cần làm gì?
- A. Không truy cập vào đường link lạ được gửi qua tin nhắn (SMS, Facebook, Zalo…) và không chia sẻ mã OTP cho người khác.
- B. Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân cần liên hệ với Tổng đài chăm sóc khách hàng của Ngân hàng, nhà mạng để kiểm tra, xác thực hoặc liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.
- C. Không chuyển tiền cho những đối tượng quen biết qua mạng xã hội.
D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.
Câu 33: Ý nào dưới đây là phương thức phổ biến mà các đối tượng xấu thường sử dụng để đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng internet?
- A. Thông qua các trang mạng có nội dung hấp dẫn thu hút người dùng, khi người dùng truy cập sẽ tự động cài mã độc vào máy để thu thập thông tin.
- B. Gửi tin nhắn dụ người dùng truy cập vào đường dẫn mở tới một trang mạng do đối tượng lập sẵn. Người dùng sẽ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân nếu điền thông tin trên trang mạng này.
- C. Gửi thư điện tử có đính kèm các tệp tin có chứa mã độc, khi người dùng mở thư mã độc sẽ lây nhiễm vào thiết bị.
- D. Thông qua thiết bị ngoại vi và các thiết bị lưu trữ nhiễm mã độc khi được kết nối vào máy tính sẽ tiến hành thu thập dữ liệu, khi có điều kiện kết nối internet mã độc sẽ gửi dữ liệu ra máy chủ đặt ở nước ngoài.
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 34: Chất gây nghiện là:
- A. Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ áo giác với người sử dụng.
- B. Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gâyđau nhức xương khớp với người sử dụng.
C. Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng.
- D. Không gây kích ứng da.
Câu 35: Loại cây nào dưới đây có chứa chất ma túy
A. Cây côca
- B. Xuyên tâm liên
- C. Cam thảo
- D. Hoa sữa
Câu 36: Người nghiện ma túy thường
A. bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách.
- B. dễ dàng từ bỏ ma túy và không bị tái nghiện.
- C. chăm lo vệ sinh cá nhân do ưa thích sạch sẽ.
- D. dễ dàng làm chủ được hành vi của mình.
Câu 37: Dựa vào nguồn gốc, chất ma túy được phân chia thành mấy loại?
- A. 2 loại.
- B. 3 loại.
- C. 4 loại.
D. 5 loại.
Câu 38: “Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Chất gây nghiện.
- B. Chất hướng thần.
- C. Chất an thần.
- D. Chất giảm đau.
Câu 39: Hành vi nào dưới đây không thuộc nhóm tội phạm về ma túy?
- A. Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý
- B. Sản xuất, sử dụng và tàng trữ trái phép chất ma tuý.
- C. Vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.
D. Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh.
Câu 40: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy?
- A. cất giấu chất ma túy hoặc dụng cụ sử dụng chất ma túy
- B. chi tiêu tiền bạc hoang phí
- C. quan hệ, tiếp xúc với những đối tượng xấu
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Bình luận