Tắt QC

Trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức học kì I(P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 kết nối tri thức học kì 1(P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thời kì hình thành của Công an nhân dân là:

  • A. 1930-1945
  • B. 1954-1975
  • C. 1945-1954
  • D. 1930-1946

Câu 2: Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp của Công an nhân dân là:

  • A. 1930-1945
  • B. 1954-1975
  • C. 1945-1954
  • D. 1930-1946

Câu 3: Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Công an nhân dân là:

  • A. 1930-1945
  • B. 1954-1975
  • C. 1945-1954
  • D. 1930-1946

Câu 4: Công an nhân dân được thành lập khi nào?

  • A. 19/8/1945
  • B. 18/8/1945
  • C. 19/9/1930
  • D. 19/8/1930

Câu 5: Điền từ vào chỗ trống: Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng. 

  • A. Quân đội nhân dân Việt Nam
  • B. Các lực lượng khác
  • C. Dân quân tự vệ
  • D. Hải quân

Câu 6: Trong kháng chiến chống Pháp, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?

  • A. góp phần bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia cùng chiến đấu.
  • B. cùng với các lực lượng khác và nhân dân trên cả nước làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 7: Trong kháng chiến chống Mỹ, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?

  • A. góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN ở miền Bắc; giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam
  • B. tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ
  • C. từ 1973-1975, công an nhân dân cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 8: Một trong những nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh là:

  • A. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho nhân dân.
  • B. Giữ vững ổn định và phát triển của mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống.
  • C. Đấu tranh chống âm mưu, hành động chuẩn bị xâm lược của kẻ thù .
  • D. Nâng cao trình độ nhận thức của thế hệ trẻ về quốc phòng, an ninh.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị?

  • A. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
  • B. Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • C. Kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
  • D. Chỉ cần chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội; không quan tâm đến luật pháp.

Câu 10: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân

  • A. Xây dựng tiềm lực vũ khí trang bị hiện đại cho quân đội.
  • B. Xây dựng khả năng chiến đấu với kẻ thù xâm lược cho nhân dân.
  • C. Xây dựng và giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.
  • D. Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh.

Câu 11:  Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến gia đình người nghiện ma túy?

  • A. Làm tiêu tốn tài sản gia đình
  • B.Người thân luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm.
  • C. Thường có xung đột, cãi vã; ảnh hưởng đến giống nòi.
  • D. Gia đình hạnh phúc, mọi thành viên yêu thương nhau hơn.

Câu 12: Ma túy gây tác hại như thế nào đối với trật tự an toàn xã hội?

  • A. Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.
  • B. Tăng chi phí cho công tác phòng chống ma túy.
  • C. Suy giảm chất lượng nguồn nhân lực lao động.
  • D. Suy giảm các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm.

Câu 13: Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý điều gì?

  • A. Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.
  • B. Chỉ dùng thử chất ma túy một lần duy nhất để biết.
  • C. Buông thả bản thân khi đã mắc nghiện ma túy.
  • D. Thụ động trong việc bảo vệ bản thân.

Câu 14: Loại cây nào dưới đây không được sử dụng để điều chế ma túy?

  • A. Thuốc phiện.
  • B. Cần sa.
  • C. Lá Khát.
  • D. Bông mã đề.

Câu 15: Khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có hành vi sử dụng chất ma túy, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Đề nghị bạn/ người thân cho mình sử dụng thử một lần để biết cảm giác.
  • B. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.
  • C. Nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất.
  • D. Tuyệt đối che dấu thông tin để bảo vệ người thân, bạn bè.

Câu 16: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong nhà trường là trách nhiệm của?

  • A. Nhà trường
  • B. Công nhân, học sinh, sinh viên
  • C. Tất cả những người tham gia giao thông
  • D. Không phải trách nhiệm của ai

Câu 17: Có mấy dạng vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 18: Nội dung của đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì?

  • A. Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện
  • B. Góp phần áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
  • C. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện
  • D.  Một nhiệm vụ của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Câu 19: Người từ đủ bao nhiêu tuổi thì được điều khiển xe mô tô, xe gắnmáy có dung tích xilanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tươngtự, xe có trọng tải dưới 3.500kg và xe ô tô chở người đến 9 chỗ?

  • A. Người từ đủ 15 tuổi
  • B. Người từ đủ 16 tuổi
  • C. Người từ đủ 17 tuổi
  • D. Người từ đủ 18 tuổi

Câu 20:  Ý nào dưới đây là những hoạt động của lực lượng Công an, Dân quân xã (phường) để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH trên địa bàn?

  • A. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng, các mục tiêu, công trình trọng điểm.
  • B. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.
  • C. Cấp và quản lý Căn cước công dân; triển khai cấp số định danh cá nhân trên toàn quốc; kết nối với các bộ, ngành có đủ điều kiện; khai thác có hiệu quả ứng dụng trên nền tảng cơ sở dữ liệu dân cư. Trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí. Công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu duy trì thường xuyên, kịp thời.
  • D. Chủ động dự báo tình hình, triển khai linh hoạt, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, trong đó đẩy mạnh “ngoại giao vắc-xin” trong bối cảnh dịch Covid-19.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 21: Ý nào dưới đây là hoạt động của Dân quân xã (phường)?

  • A. Tuyên truyền, vận độngnhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh, trật tự, phòng gian, bảo mật, phòng, chống chiến tranh tâm lý của thế lực thù địch trong tình trạng chiến tranh.
  • B. Thực hiện chủ trương, biện pháp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực có chiến sự; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
  • C. Bảo vệ các mục tiêu được giao; tuần tra, trấn áp tội phạm; quản lý các đối tượng chính trị; phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn và hoạt động của lực lượng phản động ở địa phương móc nối, cấu kết với lực lượng thù địch bên ngoài để gây bạo loạn, lật đổ.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 22: Ý nào dưới đây là hoạt động của học sinh góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH tại địa phương?

  • A. Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 
  • B. Hỗ trợ anh, chị, em vận chuyển chất cấm.
  • C. Bình luận ác ý về các cá nhân mình ghét trên mạng xã hội.
  • D. Ăn chơi, đua đòi.

Câu 23: Ý nào dưới đây là hoạt động của học sinh góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH tại địa phương?

  • A. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự ATXH nơi gần nhất. 
  • B. Thực hiện yêu cầu của các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH theo quy định của pháp luật. 
  • C. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 24: An và Bình là hai bạn thân từ khi còn là học sinh tiểu học đến THCS, nhưng đến năm lớp 10 thì hai bạn không còn thân thiết với nhau nữa. Bình đã dùng tài khoảng MXH của mình để đăng tải các thông tin cá nhân của An như tính cách, những đặc điểm trên cơ thể và nhận được nhiều bình luận từ người dùng trên MXH. An rất buồn và đề nghị Bình gỡ bỏ các thông tin trên nhưng Bình không gỡ, dẫn đến việc An phải xin chuyển trường. 

Việc Bình dùng mạng để đăng tải các thông tin cá nhân của An như trên có vi phạm pháp luật không?

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 25: Minh và Tú cùng một trường, giữa hai bên thường xuyên xảy ra cãi vã. Hai người cũng thường xuyên đăng tải một số thông tin nói xấu nhau trên mạng xã hội. Theo em, hành trong trường hợp này ai đúng, ai sai?

  • A. Minh sai
  • B. Tú sai
  • C. Minh và Tú sai
  • D. Không ai sai

Câu 26: N.T.Q đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh của Ngân hàng trước công chúng. Theo em, N.T.Q có bị xử phạt không?

  • A. Có 
  • B. Không

Câu 27: Khi bạn nhấn vào đường link lạ trên mạng xã hội thì có thể dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Bị chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội.
  • B. Bị kẻ xấu thu thập thông tin cá nhân.
  • C. Thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm virut.
  • D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 28: Có nên đăng ảnh giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân lên mạng xã hội không?

  • A. Có. Giúp mọi người xác thực được chủ tài khoản mạng xã hội.
  • B. Không. Các đối tượng xấu có thể lấy hình ảnh, thông tin cá nhân từ giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, vay nợ…
  • C. Có. Vì nó không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.
  • D. Có vì có thể chứng minh đấy là tài khoản của mình.

Câu 29:  Bom là gì?

  • A. một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. 
  • B. Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
  • C. vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.  
  • D. Một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. 

Câu 30: Mìn là gì? 

  • A. một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. 
  • B. Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
  • C. vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.  
  • D. Một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. 

Câu 31: Đạn là gì?

  • A. một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. 
  • B. Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
  • C. vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.  
  • D. Một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. 

Câu 32: Vũ khí sinh học là gì?

  • A. một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. 
  • B. Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
  • C. vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.  
  • D. Một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. 

Câu 33:Nội dung nào dưới đây không phản ánh dudngs biện pháp phòng tránh bom, đạn?

  • A. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động.
  • B. Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch.
  • C. Làm hầm, hố phòng tránh bom, đạn.
  • D. Tập trung, tụ họp dân cư ở một khu vực.

Câu 34: Loại bom nào dưới đây không gây sát thương về sinh lực cho đối phương?

  • A. Bom cháy.
  • B. Bom CBU-24.
  • C. Bom CBU-55.
  • D. Bom mềm.

Câu 35: Bom hóa học thường được sử dụng để

  • A. tiến công trực tiếp vào các mục tiêu kiên cố: cầu, cống, sân bay…
  • B. gây bỏng rát, ho, ngứa, suy nhược thần kinh… cho đối phương.
  • C. phá hỏng các thiết bị và hệ thống điện của đối phương.
  • D. phát quang cây cối, dọn bãi đổ bộ cho máy bay lên thẳng.

Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phản ánh dudngs biện pháp phòng tránh bom, đạn?

  • A. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động.
  • B. Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch.
  • C. Làm hầm, hố phòng tránh bom, đạn.
  • D. Tập trung, tụ họp dân cư ở một khu vực.

Câu 37: Bom CBU-55 thường được sử dụng để

  • A. phát quang cây cối, dọn bãi đổ bộ cho máy bay lên thẳng.
  • B. gây bỏng rát, ho, ngứa, suy nhược thần kinh… cho đối phương.
  • C. đánh phá mạng lưới điện của đối phương, không sát thương sinh lực.
  • D. đánh phá các thiết bị điện tử của đối phương, không sát thương sinh lực.

Câu 38: Phương pháp điều khiển truy cập có hiệu quả và an toàn nhất đối với mạng không dây là

  • A. Mã hóa WEP 40 bit
  • B. VPN
  • C. Nhận dạng bảo mật mạng
  • D. Mã hóa WEP 128 bit

Câu 39: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng nào có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em?

  • A. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng.
  • B. Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • C. Bộ Tài chính.
  • D. Bộ Ngoại giao.

Câu 40: Luật An ninh mạng năm 2018 gồm

  • A. 07 chương, 34 điều
  • B. 07 chương, 43 điều.
  • C. 08 chương, 34 điều.
  • D. 08 chương, 43 điều.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác