Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức bài 1 Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bài 1 Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những thành phần nào?
- A. Quân đội nhân dân Việt Nam
- B. Công an nhân dân Việt Nam
- C. Dân quân tự vệ
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 2: Ý nào dưới đây nêu tên tấm gương tiêu biểu hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam?
- A. Đại tướng Phùng Quang Thanh
- B. Thiếu tá Nguyễn Thị Giang Hà
- C. Dân quân Nguyễn Nguyên Phương Huyền
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 3: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. giai cấp công nhân
- B. giai cấp nông dân
- C. trí thức
- D. tầng lớp tư sản
Câu 4: Ý nào dưới đây là truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam.
- A. Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
- B. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.
- C. Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
- D. Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động.
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 5: Ý nào dưới đây là truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam.
- A. Kỉ luật, tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công.
- B. Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.
- C. Luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống.
- D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, ý chí, nghĩa tình.
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 6: Thời kì hình thành của Công an nhân dân là:
A. 1930-1945
- B. 1954-1975
- C. 1945-1954
- D. 1930-1946
Câu 7: Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp của Công an nhân dân là:
- A. 1930-1945
- B. 1954-1975
C. 1945-1954
- D. 1930-1946
Câu 8: Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Công an nhân dân là:
- A. 1930-1945
B. 1954-1975
- C. 1945-1954
- D. 1930-1946
Câu 9: Công an nhân dân được thành lập khi nào?
A. 19/8/1945
- B. 18/8/1945
- C. 19/9/1930
- D. 19/8/1930
Câu 10: Điền từ vào chỗ trống: Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng.
- A. Quân đội nhân dân Việt Nam
B. Các lực lượng khác
- C. Dân quân tự vệ
- D. Hải quân
Câu 11: Trong kháng chiến chống Pháp, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?
- A. góp phần bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia cùng chiến đấu.
- B. cùng với các lực lượng khác và nhân dân trên cả nước làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 12: Trong kháng chiến chống Mỹ, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?
- A. góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN ở miền Bắc; giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam
- B. tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ
- C. từ 1973-1975, công an nhân dân cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 13: Khi đất nước thống nhất, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?
- A. Công an nhân dân là lực nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự ATXH, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
- B. Làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 14: Bản chất của Công an nhân dân Việt Nam là:
- A. Mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và dân tộc sâu sắc.
- B. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ XHCN.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 15: Ý nào dưới đây nêu lên truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam:
- A. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước CHXHCN Việt Nam và nhân dân Việt Nam.
- B. Chiến đấu anh dũng, không ngại hi sinh vì nền độc lập tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
- C. Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào nhân dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.
- D. Công an nhân dân không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực khách quan.
- E. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, có nghĩa, có tình.
F. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 16: Ý nào dưới đây nêu lên truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam:
- A. Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thiện xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- B. Nội bộ đoàn kết, thống nhất dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.
- C. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ bí mật, mưu trí, dũng cảm, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ thù.
- D. Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, năng lực, công tác.
- E. Tiếp thu, vận động sáng tạo hiệu quả thành tựu sáng tạo KHKT và công nghệ, phục vụ công tác chiến đấu.
F. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 17: Thời kì hình thành của dân quân tự vệ là:
A. 1930-1945
- B. 1954-19750
- C. 1945-1954
- D. 1930-1946
Câu 18: Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp của dân quân tự vệ là:
- A. 1930-1945
- B. 1954-1975
C. 1945-1954
- D. 1930-1946
Câu 19: Thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân quân tự vệ là:
- A. 1930-1945
B. 1954-1975
- C. 1945-1954
- D. 1930-1946
Câu 20: Nội dung cơ bản của truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ là:
A. Hết lòng trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
- B. Hết lòng trung thành với Tổ quốc.
- C. Hết lòng trung thành với nhân dân.
- D. Hết lòng trung thành với sự nghiệp cánh mạng của Đảng.
Bình luận