Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức bài 12 Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bài 12 Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi đang chơi thể thao cùng các bạn, bất chợt em thấy bạn mình bị bong gân. Em sẽ hành động như thế nào?
- A. băng ép nhẹ
- B. chườm đá
- C. đưa bạn đến cơ sở ý tế
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 2: Cách cấp cứu khi bị bong gân là:
- A. băng ép nhẹ; ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá
- B. băng cố định, tập vận động ngay khi bớt đau
- C. đưa đến cơ sở ý tế nếu bị nặng quá
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 3: Cách cấp cứu khi bị sai khớp là:
A. để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện
- B. vặn lại xương về vị trí cũ
- C. dùng cồn rửa
- D. ngâm chân bạn vào nước lạnh
Câu 4: Cách cấp cứu khi bị điện giật là:
- A. Nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện
- B. Nếu nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo ngay
- C. Đưa đến trung tâm ý tế gần nhất
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 5: Các bước có trong cấp cứu khi bị đuối nước bao gồm:
- A. Nhanh chóng vớt nạn nhân lên bờ bằng mọi cách
- B. Đặt nạn nhân trên nền phẳng cứng, khô ráo, thoáng khí và nhận định tình trạng nạn nhân
- C. Dùng bông, gạc móc bùn đất, dãi nhớt khỏi miệng; hô hấp nhân tạo; chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp.
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc khi cầm máu tạm thời?
- A. Khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
- B. Xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.
- C. Tiến hành cầm máu đúng quy trình kĩ thuật.
D. Xử lí từng bước, chậm rãi, cẩn thận để đảm bảo an toàn.
Câu 7: Khi chảy máu nhiều ở bàn tay cần thực hiện kĩ thuật ấn động mạch ở vị trí nào?
A. Cổ tay.
- B. Mặt trong cánh tay.
- C. Nách.
- D. Dưới đòn ở hõm xương đòn.
Câu 8: Hiện tượng chảy máu mao mạch có đặc điểm nào dưới đây?
A. Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít, có thể tự cầm sau ít phút.
- B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm.
- C. Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu nhiều.
- D. Máu đỏ thẫm, chả vọt thành tia nhưng không nguy hiểm, có thể tự cầm sau ít phút.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích cầm máu tạm thời?
- A. Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.
- B. Góp phần cứu sống tính mạng người bị nạn.
- C. Nạn nhân tránh gặp phải các tai biến nguy hiểm.
D. Nhanh chóng cầm máu giúp nạn nhân hết đau đớn.
Câu 10: Hiện tượng chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít, có thể tự cầm sau ít phút.
B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm.
- C. Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu nhiều.
- D. Máu đỏ thẫm, chả vọt thành tia nhưng không nguy hiểm, có thể tự cầm sau ít phút.
Câu 11: Các bước có trong cấp cứu khi bị ngất bao gồm:
- A. Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau.
- B. Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm (dãi) ở, mũi, miệng
- C. Cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông. Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc mai
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 12: Các bước có trong cấp cứu khi bị rắn cắn bao gồm:
- A. Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.
- B. Bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
- C. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương.
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 13: Cách cấp cứu khi bị say nắng là:
- A. Nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo
- B. Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá
- C. Cho uống nước orezol hoặc nước đường chanh. Trường hợp nặng thì sau khi sơ cứu chuyển ngay đến bệnh viện.
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 14: Ý nào dưới đây thuộc nguyên tắc đặt garo?
- A. Đặt garo phía trên vết thương và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch, vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được.
- B. Cố định que xoắn. Nếu là dây cao su thì cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc hoặc càu khuy.
- C. Sau khi đặt garo, phải nới garo 1 giờ 1 lần, không để garo quá 3-4 giờ.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 15: Có mấy loại bỏng?
- A. 2
- B. 3
C. 4
- D. 5
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp xử trí cầm máu vết thương tạm thời?
- A. Ấn động mạch.
- B. Gấp chi tối đa.
- C. Garô
D. Buộc mạch máu.
Câu 17: Kĩ thuật băng chèn thường được sử dụng cho vết thương bị tổn thương ở
A. động mạch.
- B. tĩnh mạch.
- C. mao mạch.
- D. phần mềm.
Câu 18: Hiện tượng chảy máu động mạch có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít, có thể tự cầm sau ít phút.
- B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm.
C. Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu nhiều.
- D. Máu đỏ thẫm, chả vọt thành tia nhưng không nguy hiểm, có thể tự cầm sau ít phút.
Câu 19: Khi chảy máu nhiều ở cẳng tay, cánh tay cần thực hiện kĩ thuật ấn động mạch ở vị trí nào?
- A. Cổ tay.
B. Mặt trong cánh tay.
- C. Nách.
- D. Dưới đòn ở hõm xương đòn.
Câu 20: Tình trạng chảy máu động mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Máu màu đỏ tươi.
- B. Máu chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương.
C. Lượng máu ít hoặc rất ít, có thể tự cầm sau ít phút.
- D. Lượng máu nhiều/ rất nhiều tùy theo động mạch bị tổn thương.
Xem toàn bộ: Giải bài 12 Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
Bình luận