5 phút giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 73

5 phút giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 73. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 12: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

KHỞI ĐỘNG

CH: Khi đang chơi thể thao cùng các bạn, bất chợt em thấy bạn mình bị đau ở cổ chân và không thể vận động được nữa. Cổ chân của bạn em đã bị làm sao? Em sẽ hành động như thế nào?

KHÁM PHÁ

1. CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG

CH: Trình bày trước lớp cách nhận biết, cấp cứu và đề phòng những tai nạn thường gặp: Bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn, say nóng, say nắng. 

3. KĨ THUẬT CẦM MÁU TẠM THỜI

CH:

  • Nếu không tiến hành cầm máu khẩn trương, thì sẽ xảy ra điều gì?
  • Em hãy tìm hiểu và trình bày nguyên tắc đặt garo. 

4. KĨ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG

CH:

  • Nêu mục đích và nguyên tắc cố định tạm thời gãy xương.
  • Có thể sử dụng những loại nẹp nào để cố định gãy xương?

5. KĨ THUẬT SƠ CỨU BỎNG

CH:

Bỏng thường do những nguyên nhân nào?

Mục đích và biện pháp sơ cứu bỏng là gì?

6. HÔ HẤP NHÂN TẠO

CH:

Những nguyên nhân nào gây ra ngạt thở?

Làm thế nào để nhận biết một người bị ngạt thở và cách xử lí.

7. KĨ THUẬT CHUYỂN THƯƠNG

CH:

Mục đích và yêu cầu chuyển thương là gì?

Kĩ thuật thực hiện các phương pháp chuyển thương nêu trên như thế nào?

VẬN DỤNG

CH1. Trong một lần đi tập thể dục buổi chiều, khi ngang qua hồ nước em thấy có người bị đuối nước đang vùng vẫy dưới hồ. Khi đó, em sẽ hành động như thế nào?

CH2. Trong lúc em cùng các bạn vui đùa, không may bạn em bị va đầu vào tường gây chảy máu và khiến mọi người hoảng hốt. Để giúp đỡ bạn, em sẽ làm gì?

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

KHỞI ĐỘNG

CH:

  • Khi đang chơi thể thao cùng các bạn, bất chợt em thấy bạn mình bị đau ở cổ chân và không thể vận động được nữa. Cổ chân của bạn em đã bị bong gân.
  • Em sẽ hành động: băng ép nhẹ; ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá; băng cố định, tập vận động ngay khi bớt đau. Nếu đau quá nặng, cần đến ngay cơ sở y tế. 

KHÁM PHÁ

1. CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG

CH:

  • Bong gân:
    • Cấp cứu: băng ép nhẹ; ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá; băng cố định, tập vận động ngay khi bớt đau. Nếu đau quá nặng, cần đến ngay cơ sở y tế. 
    • Đề phòng: khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao; tập thể dục thường xuyên và nghỉ giải lao phù hợp; thực hiện an toàn trong lao động, sinh hoạt; sân bãi luyện tập đảm bảo an toàn.
  • Sai khớp:
    • Cấp cứu: để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện.
    • Đề phòng: khi hoạt động phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn. Kiểm tra kĩ an toàn nơi lao động, luyện tập.
  • Điện giật:
    • Cấp cứu: nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện (không dùng tay tiếp xúc trực tiếp). Nếu nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo ngay. Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện. 
    • Đề phòng: bảo đảm an toàn các nguồn điện, chống cháy nổ, rò rỉ, chập. Không để trẻ em gần ổ cắm và công tắc điện. 
  • Đuối nước:
    • Cấp cứu: nhanh chóng vớt nạn nhân lên bờ bằng mọi cách. Đặt nạn nhân trên nền phẳng cứng, khô ráo, thoáng khí và nhận định tình trạng nạn nhân; dùng bông, gạc móc bùn đất, dãi nhớt khỏi miệng; hô hấp nhân tạo; chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp. 
    • Đề phòng: Thực hiện nghiêm các quy định về giao thông đường thủy và quy tắc an toàn khi bơi, làm việc ở dưới nước; quản lí trẻ em và hướng dẫn kĩ năng bơi lội, đề phòng đuối nước cho người lớn trong điều kiện lao động.
  • Ngất:
    • Cấp cứu: đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau. Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm (dãi) ở, mũi, miệng; cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông. Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc mai.
    • Đề phòng: trong quá trình lao động, luyện tập phải bảo đảm an toàn. Tránh làm việc căng thẳng, quá sức, cần làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lí. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên. 
  • Rắn cắn:
    • Cấp cứu: cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ. Bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
    • Đề phòng: biết về các loại rắn cắn và nơi chúng sống. Đi ủng, giày cao cổ và quần dài. Phát quang khu vực xung quanh để rắn không trú ẩn. 
  • Say nóng, say nắng:
    • Cấp cứu: nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo; quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá; cho uống nước orezol hoặc nước đường chanh. Trường hợp nặng thì sau khi sơ cứu chuyển ngay đến bệnh viện.
    • Đề phòng: ăn uống đủ chất, khi làm việc dưới trời nắng phải đội mũ, nón, bảo hộ lao động và thông gió tốt, không hoạt động dưới trời nắng gắt; luyện tập tăng dần khả năng chịu đựng; thích nghi với thời tiết nắng, nóng.

3. KĨ THUẬT CẦM MÁU TẠM THỜI

CH:

  • Nếu không tiến hành cầm máu khẩn trương, sẽ rất đến tình trạng mất máu nhiều, gây sốc nặng và có thể dẫn tới tử vong. 
  • Trình bày nguyên tắc đặt garo:
    • Đặt garo phía trên vết thương và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch, vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. 
    • Cố định que xoắn. Nếu là dây cao su thì cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc hoặc càu khuy. 
    • Sau khi đặt garo, phải nới garo 1 giờ 1 lần, không để garo quá 3-4 giờ. 

4. KĨ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG

CH:

  • Mục đích: nhằm giữ cho ổ gãy được tương đối ổn định, người bị thương được vận chuyển an toàn đến cơ sở y tế.
  • Nguyên tắc: giảm đau trước khi cố định gãy xương; nẹp phải được cố định cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy; có thể nhẹ nhàng kéo chỉnh lại trục cho bớt biến dạng nếu được giảm đau thật tốt, trước khi đặt nẹp cố định, phải lót bông, gạc hoặc vải mềm chống loét điểm tì. 
  • Những loại nẹp nào để cố định gãy xương: nẹp tre, nẹp Crame,...

5. KĨ THUẬT SƠ CỨU BỎNG

CH:

  • Bỏng thường do những nguyên nhân:
    • Bỏng do nhiệt:
      • Nước sôi, thức ăn nóng, dầu mỡ sôi nóng, hơi nước nóng, lửa cháy (củi gỗ cháy, cháy xăng, nổ khí, …)
      • Bỏng do tia lửa điện
      • Bỏng do tác dụng trực tiếp của vật nóng (kim loại nóng chảy, bàn là nóng, ống bô xe máy, …)
    • Bỏng điện: bỏng điện hạ thế, bỏng điện cao thế
    • Bỏng do hóa chất (do acid mạnh, base mạnh, muối kim loại nặng và các chất tương tự)
    • Bỏng do bức xạ (tia hồng ngoại, tử ngoại, tia laser, tia gamma, …)
  • Mục đích và biện pháp sơ cứu bỏng:
  • Mục đích:
    • Nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể.
    • Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạng gây ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân như ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, chấn thương vết thương nặng kèm theo…
    • Hạn chế đến mức tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng bó vết thương, vận chuyển đến cơ sở y tế, …
    • Việc sơ cứu bỏng cần được tiến hành càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và người tham gia cấp cứu, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển, ngoài ra còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng.
  • Biện pháp:
    • Tách nạn nhân khỏi vật cháy.
    • Cởi bỏ quần áo bén lửa.
    • Ngâm vùng da bị bỏng vào nước sạch.
    • Đưa đến cơ sở y tế gần nhất .
    • Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh.
    • Bù nước nếu nạn nhân còn tỉnh. 
    • Lưu ý: không dùng đá hoặc nước quá lạnh để chườm, tránh làm vỡ nốt phỏng, không bôi kem hoặc bất cứ chất gì lên vết thương, không dụi và cố gắng lấy dị vật ra. 

6. HÔ HẤP NHÂN TẠO

CH:

  • Nguyên nhân nào gây ra ngạt thở: đường hô hấp bị cản trở do các bệnh lý hoặc sự hiện diện của những vật thể lạ hoặc điều kiện sống bên ngoài cơ thể.
    • Cách để nhận biết một bị ngạt thở: Ho hoặc nôn khan; sự hoảng sợ (đôi khi chỉ vào cổ họng); không thể nói chuyện; nắm lấy cổ họng. 
    • Nếu trẻ sơ sinh bị sặc, cần phải chú ý nhiều hơn đến hành vi của trẻ sơ sinh. Họ không thể được dạy về dấu hiệu nghẹt thở phổ quát;
  • Cách xử lí:
    • Thổi ngạt.
    • Ép tim lồng ngực.
    • Phương pháp Nis-sen.
    • Phương pháp Xin-vesto.

7. KĨ THUẬT CHUYỂN THƯƠNG

CH:

  • Mục đích: nhằm nhanh chóng đưa người bị thương đến nơi an toàn, đến cơ sở y tế để điều trị. 
  • Nguyên tắc: phải thích hợp với yêu cầu của vết thương. Người bị thương gãy xương đùi, có vết thương cột sống phải được vận chuyển bằng cáng cứng. 
  • Kĩ thuật thực hiện các phương pháp chuyển thương nêu trên:
    • Chuyển người bị thương bằng tay không:
      • Bước 1. Chuẩn bị tư thế người bệnh, người vận chuyển. Nhẹ nhàng đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, tách 2 chân, 2 tay người bệnh sang hai bên thân mình; người vận chuyển tiếp cận từ phía dưới chân người bệnh, chận thuận bước lên đặt bàn chân sát bẹn nạn nhân; chân không thuận bước lên đặt bàn chân sát nách nạn nhân.
      • Bước 2. Chuyển người bệnh từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Người vận chuyển hạ thấp trọng tâm luồn 2 tay qua nách xuống dưới vai người bệnh, nâng nạn nhân ngồi dậy, kết hợp thu chân trước về sau đỡ nạ nhân đứng dậy (ngả người cho người bệnh dựa vào người vận chuyển).
      • Bước 3. Đưa nạn nhân lên vai người vận chuyển. Người vận chuyển tay trên nắm một tay người bệnh đồng thời xoay người, hạ thấp trọng tâm, luồn tay dưới luồn qua háng, ghé vai sát khớp mu, cho thân nạn nhân dựa lên hai vai, một tay chống gối dồn sức vác người bệnh đứng dậy.
      • Bước 4. Chuyển người bệnh đến nơi an toàn và đưa người bệnh xuống. Người vận chuyển di chuyển đưa nạn nhân tới nơi an toàn, rồi hạ người bệnh xuống ngược lại với lúc vác lên. Chú ý: Thao tác vác phải kỹ thuật nhẹ nhàng, tránh thô bạo.
    • Chuyển người bị thương bằng các cứng:
      • Bước 1. Chuẩn bị tư thế người bệnh, cứu thương. Nhẹ nhàng đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa. Đặt cáng bên cạnh người bệnh, cùng bên với bên có vết thương, mở rộng cáng. Hai cáng thương tiếp cận người bệnh bên phía đối diện với cáng ở tư thế quỳ, chân cao chân thấp, một người ngang ngực, một người ngang hông người bệnh. Bàn chân chân cao và đầu gối chân thấp của 2 cáng thương sát vào thân người bệnh.
      • Bước 2. Đưa người bệnh vào cáng. Hai cáng thương luồn tay xuống dưới nâng đỡ người bệnh. Cáng thương phía trên một tay đỡ cổ - vai, một tay đỡ thắt lưng; cáng thương phía dưới một tay đặt đỡ vùng hông, một tay đỡ khoeo người bệnh. Hai cáng thương phối hợp nhịp nhàng, nâng người bệnh lên, bước chân cao về phía trước 1 bước rồi cùng nhẹ nhàng đặt người bệnh vào cáng ở tư thế nằm ngửa. Đệm dưới vùng lưng, thắt lưng một gối nhỏ hoặc quần áo cuộn lại làm cột sống hơi ưỡn ra.
      • Bước 3: Cáng người bệnh. Hai cáng thương ở 2 đầu cáng, quỳ chân thấp chân cao, cùng hướng; cầm đòn cáng, dùng sức nâng cáng lên, đồng thời chuyển từ tư thế quỳ sang tư thế đứng.
      • Bước 4. Di chuyển về nơi an toàn và đưa người bệnh xuống. Khi di chuyển, hai cứu thương bước chân so le nhau. người đi trước phải giữ tốc độ đều đặn, báo cho người đi sau biết những chỗ khó đi để tránh. Khi cáng trên đường dốc, phải giữ cáng thăng bằng hoặc đầu người bệnh hơi cao hơn chân. Khi cáng lên dốc phải cho đầu người bệnh đi trước, khi cáng xuống dốc, phải cho đầu người bệnh đi sau. Khi cáng người bệnh về nơi an toàn cứu thương đưa người bệnh ra khỏi cáng ngược lại so với kỹ thuật cáng người bệnh lên. Hai cứu thương phối hợp nhịp nhàng đặt cáng xuống đất. Đưa người bệnh ra khỏi võng: Hai cáng thương tiếp cận người bệnh như khi đưa người bệnh vào cáng; bàn chân quỳ cao áp sát cáng, đầu gối chân quỳ thấp cách bàn chân quỳ cao 1 bước chân. Hai cáng thương phối hợp nhẹ nhàng nâng người bệnh lên đồng thời thu chân quỳ cao về phía sau 1 bước sao cho bàn chân chân này ngang gối chân quỳ thấp, cùng nhẹ nhàng đặt người bệnh xuống.

VẬN DỤNG

CH1. 

  •  Nhanh chóng vớt bạn lên bờ bằng mọi cách.
  • Đặt bạn trên nền phẳng cứng, khô ráo, thoáng khí và nhận định tình trạng bạn.
  • Dùng bông, gạc móc bùn đất, dãi nhớt khỏi miệng.
  • Hô hấp nhân tạo; chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp. 

CH2. 

  •  Rửa tay trước và sau sơ cứu khi chảy máu.
  • Xác định vị trí nơi chảy máu để xử lý đúng phương pháp.
  • Dùng các ngón tay ép chặt lên vết thương ít nhất 5 – 10 phút để cầm máu.
  • Đặt bạn nằm xuống. 
  • Phủ vết thương bằng miếng gạc sạch rồi băng lại, không chặt quá làm tắc nghẽn lưu thông máu.
  • Kiểm tra lại, nếu thấy máu còn chảy thấm qua lớp băng thì đặt thêm miếng gạc nữa rồi băng phủ lên, không tháo lớp băng đầu ra.
  • Nếu có dấu hiệu sốc như xanh tái, mệt, lạnh, nhớp nháp mồ hôi thì nhanh chóng đưa bạn đến cơ sở y tế gần nhất. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức, giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 73, giải Quốc phòng an ninh 10 KNTT trang 73

Bình luận

Giải bài tập những môn khác