5 phút giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 36
5 phút giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 36. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
KHỞI ĐỘNG
CH: Em hãy kể tên một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh và tác hại của các loại vũ khí đó.
KHÁM PHÁ
I. PHÒNG, TRÁNH BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC VÀ VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO
1. Tác hại
CH: Em hãy phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong Hình 7.1
2. Một số biện pháp phòng, tránh
CH: Quan sát Hình 7.2, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ:
- Nêu nội dung các ảnh ở Hình 7.2.
- Để hạn chế tác hại do bom, mìn của địch gây ra chúng ta cần làm gì?
II. PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, DỊCH BỆNH, CHÁY NỔ
1. Phòng, chống thiên tai
CH: Dựa vào hiểu biết của bản thân, đọc thông tin và hoàn thành bảng.
2. Phòng, chống dịch bệnh
CH: Quan sát Hình 7.3, 7.4:
- Nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh bạch hậu và dịch Covid19.
- Em sẽ hành động như thế nào để phòng, chống dịch bệnh.
3. Phòng, chống cháy nổ
CH: Quan sát Hình 7.5, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ:
Nêu tác hại do cháy, nổ gây ra.
Em hãy tìm hiểu và nêu các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình.
LUYỆN TẬP
CH1. Nêu cách nhận biết và tác hại của bom, mìn.
CH2. Kể tên một số loại thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra ở địa phương em. Chính quyền, gia đình và bản thân em đã làm gì khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh đó.
CH3. Em hãy kể về một vụ hỏa hoạn đã xảy ra. Nguyên nhân và tác hại.
CH4. Em hãy kể lại những việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ.
VẬN DỤNG
CH1. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều loại bom, mìn, đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tiềm ẩn nhiều cơ mất an toàn. Khi phát hiện các loại vũ khí đó, em sẽ làm thế nào?
CH2. Trong một lần trên đường đi học về bất chợt trời đổ mưa và kèm theo sấm chớp, khi đó em sẽ làm gì để bảo đảm an toàn?
CH3. Một hôm, bạn thân của anh trai em đến nhà chơi và ở lại ăn cơm. Mọi người vui vẻ kể với nhau rất nhiều chuyện. Khi đó, em phát hiện người bạn của anh trai mình vừa trở về từ vùng dịch nhưng không khai báo trung thực để không phải cách li. Lúc đó, em sẽ hành động như thế nào?
CH4. Khi phát hiện xảy ra cháy do chập điện trong gia đình, ngọn lửa bắt đầu lan sang các vật dụng khác, em sẽ xử lí như thế nào?
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
KHỞI ĐỘNG
CH:
- Một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh: bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao.
- Tác hại của các loại vũ khí đó: mang tính sát thương, phá hoại công trình, gây độc cho con người,....
KHÁM PHÁ
I. PHÒNG, TRÁNH BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC VÀ VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO
1. Tác hại
CH:
- Bom: một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương.
- Mìn: Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
- Đạn: vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị để bắn mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.
2. Một số biện pháp phòng, tránh
CH:
Hình 7.2: Một số biện pháp phòng, tránh bom mìn:
- Hình a: làm hầm trú ẩn.
- Hình b: tận dụng các công trình, kiến trúc cơ sở hạ tầng để tránh bom.
- Hình c: khắc phục hậu quả sau đánh bom.
Để hạn chế tác hại do bom, mìn của địch gây ra chúng ta cần:
- Tổ chức quan sát, phát hiện sớm và thông báo cho mọi người; ngụy trang, nghi binh lừa địch; làm hầm trú ẩn, tận dụng các công trình, kiến trúc hạ tầng để tránh bom; tổ chức sơ tán, huy động toàn dân tham gia đánh trả máy bay ném bom; khắc phục hậu quả sau đánh bom.
- Không đến gần nơi bố trí mìn hoặc nghi ngờ có mìn, không đốt lửa trên vùng đất có nhiều mìn; không cưa, đục, tháo gỡ mìn; khi phát hiện mìn, nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng để biết và xử lí.
- Triệt để lợi dụng địa hình, địa hình và hệ thống công sự, trận địa.
II. PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, DỊCH BỆNH, CHÁY NỔ
1. Phòng, chống thiên tai
CH:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI | |||
THIÊN TAI | TÁC HẠI | BIỆN PHÁP | |
NÊN LÀM | KHÔNG NÊN LÀM | ||
Lũ lụt | Tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, thiết chế hạ tầng ở tất cả các tuyến từ vùng biển đến đồng bằng, trung du và khu vực miền núi gây thiệt hai tài sản, tính mạng và làm xáo trộn đời sống sinh hoạt của người dân. | - Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại nơi mình đang sống để chủ động đối phó. - Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữ đồ đạc đề phòng lũ tiếp tục lên cao. - Bảo vệ nguồn nước; dự trữ nước uống lương thực, thực phẩm, thuốc men, để đủ dùng ít nhất trong 7 ngày - Tìm hiểu độ cao của khu nhà của mình đang ở để xác định mức lũ dự báo có khả năng ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình hay không. - Di chuyển cầu dao chính hoặc hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện cao hơn mức lũ được xác định. - Di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt như các tầng thấp hoặc tầng hầm. - Tìm hiểu cách ngắt điện, gas và nước trong tòa nhà mình ở. - Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét. | - Không sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng. Sử dụng nước từ các nguồn an toàn (chẳng hạn như nước đóng chai) cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm (đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất làm sạch nước). - Không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết.
|
2. Phòng, chống dịch bệnh
CH:
Bệnh bạch hầu: Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong họng, khẩu cái mềm, amidan, lưỡi. Nếu không điều trị thì màng bám sẽ lan xuống vùng thanh quản gây khàn giọng, khó thở, ho ông ổng. Lớp mảng giả này sẽ làm tắc đường thở và gây tử vong. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), đầy đủ, đúng lịch.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Dịch Covid-19: Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
Các biện pháp dự phòng:
- Cho người bệnh nghi ngờ đeo khẩu trang và hướng dẫn tới khu vực cách ly.
- Bảo đảm khoảng cách giữa các người bệnh ≥ 2 mét.
- Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.
- Cần đeo khẩu trang y tế nếu làm việc trong khoảng cách 2m với người bệnh.
- Ưu tiên cách ly người bệnh nghi ngờ ở phòng riêng
- Để phòng, chống dịch bệnh, em sẽ:
- Thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tới tất cả mọi người.
- Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng dịch.
- Khi bùng phát dịch, thực hiện các biện pháp cách li người, khu vực nhiễm bệnh; diệt khuẩn, khử trùng môi trường; phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân.
3. Phòng, chống cháy nổ
CH:
Tác hại do cháy, nổ gây ra: Gây ô nhiễm và tác động đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Sự lan truyền các hóa chất gây nguy hại nhanh nhất qua môi trường không khí, do bản chất ở dạng khí hoặc dễ bay hơi ngay nhiệt độ thường như Clo, brom, thủy ngân, digoxin, axit nitric, phosgen, amoniac ... đặc biệt là các các chất dùng trong ngành bảo vệ thực vật. Chúng sẽ gây tác hại nhanh và rộng đến cả người và sinh vật, có tính sát thương cao.
Các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình:
- Biện pháp phòng cháy nổ trong gia đình:
- Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu.
- Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu ... phải kín.
- Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.
- Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
- Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
- Cách chữa chạy nổ trong gia đình:
- Bình tĩnh để suy xét tình hình một cách hợp lí.
- Ngắt hệ thống điện và gọi cứu hỏa.
- Lập tức tìm lối thoát hiểm theo các biển chỉ dẫn, không trốn ở những nơi kín như tủ quần áo, gầm bàn.
- Khom người xuống sát mặt đất khi di chuyển để tránh khói độc.
- Sử dụng chăn, màn, quần áo nhúng nước để choàng lên người, lên đầu.
- Bò sát khu vực gần cửa sổ.
- Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.
LUYỆN TẬP
CH1.
- Bom: một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương.
- Mìn: Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn.
CH2.
Một số loại thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra ở địa phương em:
- Thiên tai: sạt lở.
- Dịch bệnh: Covid 19.
Chính quyền, gia đình và bản thân em đã thực hiện một số biện pháp sau khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh đó:
- Với thiên tại sạt lở:
- Theo dõi thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu.
- Sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Cần bảo vệ tính mạng trước tiên.
- Chạy nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn hoặc dấu hiệu không bình thường.
- Không được đi qua và lại gần quanh khu vực sạt lở đất.
- Gia cố nhà cửa, đập tạm, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ.
- Chủ động chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây…
- Trồng cây, bảo vệ rừng để giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất.
Với dịch bệnh Covid19:
- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
- Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
- Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh
CH3. Khi đám cháy phát sinh ở tầng trệt, ngọn lửa cùng với khói, khí độc sẽ nhanh chóng chặn lối ra duy nhất, nếu không còn lối ra nào khác thì các nạn nhân khó thoát khỏi cái chết. Điển hình là vụ cháy vào sáng ngày 4/4/2021 tại căn nhà 4 tầng kinh doanh bỉm sữa ở 311 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội; mặc dù lực lượng chữa cháy đã có mặt khá kịp thời nhưng vẫn không thể cứu được các nạn nhân; 04 thi thể được tìm thấy trong tình trạng đã cố tìm cách thoát ra từ tầng tum nhưng lối ra đã bịt kín bằng khung sắt kiên cố.
CH4. Những việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ:
- Thực hiện đầy đủ thẩm duyệt thiết kế PCCC, kiểm tra trong quá trình thi công tác hạng mục PCCC, nghiệm thu, đến quá trình sử dụng.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu
- Trường học phải có nội quy PCCC, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho trẻ em và học sinh khi có cháy xảy ra.
- Cấm sử dụng điện tùy tiện.
- Thực hiện công tác cứu người bị nạn như cấp cứu người bị nạn.
- Lực lượng PCCC cơ sở phải tổ chức triển khai phương tiện chữa cháy đã được trang bị.
VẬN DỤNG
CH1. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều loại bom, mìn, đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tiềm ẩn nhiều cơ mất an toàn. Khi phát hiện các loại vũ khí đó: Em cần phải bình tĩnh, phải để yên, không nên va chạm vào nó (vì có những loại rất nhạy nổ) và báo cho các ban ngành chức năng. Trong thời gian chờ lực lượng xuống giải quyết, em cần phải báo cáo cho người lớn đến để phong tỏa hiện trường, cắm khu vực, canh gác đảm bảo an toàn cho người dân.
CH2. Không dừng nghỉ, trú mưa dưới các tán lá, gốc cây để tránh bi sét đánh, gây nguy hại tới tính mạng. Không nên sử dụng các loại ô để tránh mưa vì chúng có thể trở thành mục tiêu thu hút sét. Hạn chế sử dụng điện thoại di động.
CH3. Khuyên bạn của anh trai nên tuân thủ các quy định về cách li y tế: Phải khai báo y tế khi trở về từ vùng dịch, không nên khải báo gian dối. Đề nghị anh trai và những người tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch tự giác cách li và test covid để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
CH4. Nhanh chóng thông báo, hô hoán cho mọi người trong nhà biết về vụ cháy, cúp cầu giao tổng, ngắt điện truyền tải cho ngôi nhà (nếu có thể), gọi điện thoại cho lực lượng PCCC qua số 114 và công ty điện lực quản lý, dập tắt đám cháy, không nên sử dụng dùng nước để dập vì nước dẫn điện rất nguy hiểm có thể gây ra những tình huống xấu hơn), chỉ dùng nước để dập tắt đám cháy khi chắc chắn điện cấp cho căn nhà đã ngắt hoàn toàn và đi dày, ủng cách điện.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức, giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 36, giải Quốc phòng an ninh 10 KNTT trang 36
Bình luận