5 phút giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 16
5 phút giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 16. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
BÀI 3. MA TUÝ, TÁC HẠI CỦA MA TUÝ
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
KHỞI ĐỘNG
CH: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
1. Hãy kể tên một số chất ma túy mà em biết.
2. Hãy kể tên văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy.
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
1. Thế nào là chất ma túy?
CH: Chất ma túy là gì? Chất ma túy tồn tại ở những dạng nào? Tiền chất ma túy là gì? Phân biệt chất ma túy và tiền chất ma túy?
2. Các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy
CH:
- Hãy nêu các tội phạm về ma túy.
- Hãy nêu các việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống ma túy.
II. TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ NHỮNG HÌNH THỨC, CON ĐƯỜNG GÂY NGHIỆN
2. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
CH: Đặc điểm của người nghiện ma túy? Cách nhận biết người nghiện ma túy?
3. Hình thức, con đường nghiện ma túy
CH: Hãy nêu một số hình thức sử dụng trái phép chất ma túy.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI VIỆC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
2. Trách nhiệm cá nhân
CH: Học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống ma túy?
LUYỆN TẬP
CH1. Em hãy trình bày hiểu biết về một số chất ma túy điển hình và phổ biến ở Việt Nam hiện nay?
CH2. Trình bày hậu quả, tác hại cuả tình trạng ma túy xâm nhập vào học đường.
CH3. Em hãy nêu những hoạt động nhà trường đã làm để phòng, chống ma túy.
VẬN DỤNG
CH1. Em hãy trao đổi với các bạn trong lớp về những công việc của lực lượng Công an đã thực hiện phòng, chống ma túy ở địa bàn (xã, phường) nơi em sinh sống.
CH2. Em hãy sưu tầm những hình ảnh, video về hậu quả, tác hại của tình trạng nghiện ma túy.
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
KHỞI ĐỘNG
CH:
1. Tên một số chất ma túy mà em biết: cần sa, thuốc phiện, heroin, moóc phin (Morphin), methamphetamine (ma tuý đá), nấm ảo giác, lá khát.
2. Tên văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy mà em biết:
- Luật phòng, chống ma túy.
- Nghị đinh 105/2021/NĐ-CP ngày 4/12/2021, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống, ma túy.
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
1. Thế nào là chất ma túy?
CH:
- Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
- Những dạng tồn tại của chất ma túy: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.
- Tiền chất ma túy là hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.
2. Các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy
CH:
- Các tội phạm về ma túy:
- Tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy.
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
- Tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
- Các việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống ma túy:
- Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy trong trường học, phối hợp với các cơ quan chức giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng “Ngày thế giới và ngày toàn dân phòng, chống ma túy”, phát động học sinh sinh viên “Chung tay nói không với ma túy, vì chính bạn và cộng đồng” trong trường học.
II. TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ NHỮNG HÌNH THỨC, CON ĐƯỜNG GÂY NGHIỆN
2. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
CH:
- Người nghiện ma túy thường bị rối loạn về tâm lí, thế chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma túy và dễ bị tái nghiện lại.
- Người nghiện ma túy thường xuyên tụ tập bạn bè, hay đi chơi về khuya, dậy muộn, ngày ngủ nhiều; tính khí thất thường, tâm trạng hay lo lắng, bồn chồn, thường xuyên có biểu hiện chống đối, cáu gắt; thường thích ở một mình, lười lao động, luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, chán ăn, không chăm lo vệ sinh cá nhân; có nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều và không chính đáng; dễ bị kích động, không làm chủ được hành vi, ảo giác; manh động, bạo lực.
3. Hình thức, con đường nghiện ma túy
CH: Tem giấy (bùa lưỡi), nấm thần, có Mỹ, bóng cười, kẹo....
III. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI VIỆC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
2. Trách nhiệm cá nhân
CH:
- Không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Thực hiện nghiêm các quy định, chương trình, hoạt động của nhà trường về phòng, chống ma túy.
- Vận động thành viên gia đình, bạn bè, cộng đồng nơi cư trú thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Kịp thời tố giác người có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy cho gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng.
LUYỆN TẬP
CH1.
Cần sa: Loại ma túy này còn được biết đến với những tên khác như "cỏ", bồ đà, tài mà… Cần sa nhìn giống như lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ. Cần sa có thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu nâu. Với liều dùng nhỏ, ảnh hưởng của cần sa có thể kéo dài trong vòng 5 giờ đồng hồ và người sử dụng có thể: Cảm thấy khỏe khoắn và sảng khoái một cách lạ thường; Có những hành động khác thường. Giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể kém...
Thuốc phiện: Cây thuốc phiện (cây anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống. Nhựa thuốc phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn.
CH2.
- Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy
- Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập.
- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh.
- Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp.
- Lực học giảm sút.
- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm…
CH3.
- Giáo dục cho HS kĩ năng nhận biết ma túy và tác hại của ma túy
- Phổ biến cho HS các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý, xử lí các hành vi có liên quan đến ma tuý, quan điểm chỉ đạo và pháp luật về công tác phòng, chống ma túy của Đảng và Nhà nước ta và các quy định khác có liên quan.
- Giáo dục cho HS kĩ năng phòng chống ma túy, kĩ năng nhận biết các tình huống nguy cơ liên quan đến ma túy,
- Tổ chức các hoạt động phòng chống ma túy một cách đa dạng, lồng ghép vào các môn học, tổ chức dưới dạng các hoạt động/trò chơi, các cuộc thi
- Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lí, giáo dục HS về phòng, chống ma túy.
VẬN DỤNG
CH1. Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý toàn quốc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các loại tội phạm về ma tuý; trực tiếp điều tra những vụ án về tội phạm ma tuý.
CH2.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức, giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 16, giải Quốc phòng an ninh 10 KNTT trang 16
Bình luận