5 phút giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 48

5 phút giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 48. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 9. ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

KHỞI ĐỘNG 

CH: Em hãy nêu tên và thực hiện một số động tác đội ngũ từng người mà em biết. 

KHÁM PHÁ

II. ĐỘNG TÁC QUAY TẠI CHỖ

CH: Quan sát động tác mẫu của giáo viên và thực hiện nhiệm vụ:

  • Động tác quay bên phải và quay bên trái khác nhau như thế nào?
  • Tự hô khẩu lệnh và thực hiện động tác quay bên phải, quay bên trái.

III. ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG ĐI

CH: Quan sát động tác mẫu của giáo viên và thực hiện nhiệm vụ:

  • Động tác đi đều, đứng lại có mấy cử động?
  • Thực hiện động tác đi đều, đứng lại theo khẩu lệnh của giáo viên

VẬN DỤNG

CH: Em hãy cho biết động tác đội ngũ từng người không có súng có thể vận dụng trong các hoạt động nào của học sinh cấp THPT?

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

KHỞI ĐỘNG 

CH:

  • Động tác nghiêm, nghỉ.
  • Động tác quay tại chỗ.
  • Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi.
  • Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân.
  • Động tác chào, thôi chào,...

KHÁM PHÁ

II. ĐỘNG TÁC QUAY TẠI CHỖ

CH:

  • Động tác quay bên phải:
    • Khẩu lệnh: "Bên phải - quay" có dự lệnh và động lệnh. Bên phải là dự lệnh, "Quay" là động lệnh. 
    • Động tác: Nghe dứt động lệnh "quay" làm hai cử động:
      • Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của người quay toàn thân sang phải 90 độ, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.
      • Cử động 2: Đưa chân trái lên thành tư thế đứng nghiêm. 
  • Động tác quay trái: 
    • Khẩu lệnh: "Bên trái - quay" có dự lệnh và động lệnh. Bên trái là dự lệnh, "Quay" là động lệnh.
    • Động tác: Thực hiện ngược lại động tác quay bên phải. 

III. ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG ĐI

CH:

  • Động tác đi đều có 2 cử động:
    • Cử động 1: chân trái bước lên phía trước cách chân phải 75 cm (đối với học sinh), tính từ gót chân nọ đến gót chân kia, đặt gót rồi đến cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân một góc 60 độ, cánh tay dưới thành đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân người 20cm có độ dừng, nắm tay úp xuống, khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ cao ngang mép dưới và thẳng và thẳng với khuyu tay áo ngực bên trái. 
    • Cử động 2: chân phải bước lên phía trước cách chân trái 75 cm, tay trái đánh ra phía trước như tay phải ở cử động 1, tay phải đánh ra phía sau như tay trái ở cử động 1. Cứ như vậy, chân nọ tay kia bước với tốc độ 106 bước trong 1 phút. 
  • Động tác đứng lại có 2 cử động:
    • Cử động 1: chân trái bước lên 1 bước.
    • Cử động 2: chân phải đưa lên ngang với chân trái. Hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm. 

VẬN DỤNG

CH: Động tác đội ngũ từng người không có súng có thể vận dụng trong các hoạt động nào của học sinh cấp THPT: chào cờ, đội hình đội ngũ,.…

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức, giải Quốc phòng an ninh 10 Kết nối tri thức trang 48, giải Quốc phòng an ninh 10 KNTT trang 48

Bình luận

Giải bài tập những môn khác