Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 6 Lòng yêu nước của nhân dân ta

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 6 Lòng yêu nước của nhân dân ta - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta của tác giả nào? 

  • A. Phạm Văn Đồng 
  • B. Hồ Chí Minh
  • C. Tố Hữu 
  • D. Đặng Thai Mai 

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta là gì? 

  • A. Miêu tả 
  • B. Biểu cảm 
  • C. Nghị luận 
  • D. Hành chính - công vụ 

Câu 3: Văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta có xuất xứ từ đâu? 

  • A. Trích trong tập Đường cách mệnh 
  • B. Trong cuốn Người cùng khổ 
  • C. Trong tập Việt Bắc 
  • D. Trích trong báo cáo chính trị của tác giả tại Đại hội lần 2, tháng 2 năm 1951

Câu 4: Vấn đề nghị luận của Lòng yêu nước của nhân dân ta là gì? 

  • A. Nỗi thống khổ của nhân dân 
  • B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
  • C. Những gian khổ của đất nước 
  • D. Diễn biến quá trình đấu tranh 

Câu 5: Văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào? 

  • A. Thời kì kháng chiến chống Pháp. 
  • B. Thời kì kháng chiến chống Mỹ. 
  • C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 
  • D. Những năm đầu thế kỉ XX. 

Câu 6: Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì nào? 

  • A. Trong quá khứ 
  • B. Trong hiện tại 
  • C. Trong quá khứ và hiện tại 
  • D. Trong tương lai 

Câu 7: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn Lòng yêu nước của nhân dân ta là gì? 

  • A. Sử dụng biện pháp so sánh. 
  • B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ. 
  • C. Sử dụng biện pháp nhân hóa. 
  • D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê mô hình "từ....đến..." 

Câu 8: Tác giả viết văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào? 

  • A. Bộ đội đang chiến đấu 
  • B. Nhân dân nơi hậu phương. 
  • C. Các em học sinh đang tới trường. 
  • D. Tất cả đáp án trên. 

Câu 9: Lòng yêu nước của nhân dân ta đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào? 

  • A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
  • B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước. 
  • C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.
  • D. A và B đúng. 

Câu 10: Vấn đề nghị luận của văn bản nằm ở vị trí nào? 

  • A. Câu mở đầu tác phẩm 
  • B. Câu mở đầu đoạn hai 
  • C. Câu mở đầu đoạn ba 
  • D. Phần kết luận 

Câu 11: Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn ở thời kì nào? 

  • A. Trong quá khứ 
  • B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại 
  • C. Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc
  • D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường. 

Câu 12: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong văn bản? 

  • A. Tiềm tàng, kín đáo. 
  • B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. 
  • C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. 
  • D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục. 

Câu 13: Theo văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta có tác dụng gì? 

  • A. Lướt qua mọi khó khăn.  
  • B. Nhấn chìm lũ bán nước. 
  • C. Tiêu diệt lũ cướp nước. 
  • D. Tất cả đáp án trên. 

Câu 14: Trong thời đại ngày nay, mỗi học sinh có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách nào? 

  • A. Xung phong đi chiến đấu. 
  • B. Tham gia lao động sản xuất. 
  • C. Chăm chỉ học tập, yêu quê hương, gia đình. 
  • D. Tất cả đáp án trên. 

Câu 15: Đâu không phải biểu hiện của lòng yêu nước? 

  • A. Khai thác gỗ để phục vụ nhu cầu cá nhân. 
  • B. Đánh giặc cứu nước. 
  • C. Hăng hái tăng gia sản xuất. 
  • D. Ủng hộ cho Chính phủ. 

Câu 16: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh được coi là đặc sắc? 

  • A. Một 
  • B. Hai 
  • C. Ba
  • D. Bốn 

Câu 17: Văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? 

  • A. Lòng yêu chuộng hòa bình. 
  • B. Bàn về lòng yêu nước. 
  • C. Nhân cách Hồ Chí Minh. 
  • D. Sự tàn ác của thực dân Pháp. 

Câu 18: Mục đích của văn bản này là gì?

  • A. Hồ Chủ tịch muốn chứng minh cho nhân dân ta thấy rằng cần phải học hỏi cách làm kinh tế của các nước tư bản.
  • B. Hồ Chủ tịch nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề xã hội: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  • C. Hồ Chủ tịch nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề liên quan đến đạo lí con người: Đã là con người, sống trong một nước, thì phải yêu nước đó, hết mình vì dân tộc đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Tại sao các lí lẽ, bằng chứng được đưa ra có thể làm sáng tỏ mục đích của văn bản?

  • A. Vì chúng có tính triết lí cao, vượt ra khỏi những tranh cãi thông thường.
  • B. Vì đây là bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Vì chúng có trong lịch sử và hiện thực cuộc kháng chiến của dân tộc, vô cùng sinh động, phong phú, toàn diện và đầy sức thuyết phục, không ai có thể bác bỏ được.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Qua văn bản này, ta có thể học được gì về cách viết một bài văn nghị luận một vấn đề xã hội?

  • A. Cần phải lựa chọn vấn đề nghị luận có tính thực tiễn cao, đang được xã hội quan tâm mạnh mẽ
  • B. Trình bày các ý một cách rõ ràng, rành mạch
  • C. Các lí lẽ, bằng chứng đưa ra cần phải chính xác, thực tế, có sức thuyết phục cao tránh những ý chung chung.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác