Trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 2 Mưa xuân II
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 2 Mưa xuân II - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài thơ Mưa xuân II do ai sáng tác?
- A. Hàn Mặc Tử
- B. Xuân Quỳnh
C. Nguyễn Bính
- D. Viễn Phương
Câu 2: Bài thơ Mưa xuân II được viết bằng thể thơ nào?
- A. Thơ năm chữ
- B. Thơ sáu chữ
- C. Thơ tự do
D. Thơ bảy chữ
Câu 3: Bài thơ Mưa xuân II được sáng tác vào năm nào?
- A. 1955
- B. 1956
C. 1958
- D. 1960
Câu 4: Bài thơ Mưa xuân II có xuất xứ từ đâu?
A. Nguyễn Bính toàn tập, tập 1
- B. Nguyễn Bính toàn tập, tập 2
- C. Nguyễn Bính thơ và đời
- D. Nguyễn Bính - nhà thơ chân quê
Câu 5: Bài thơ Mưa xuân II gồm mấy khổ thơ?
A. 5 khổ thơ
- B. 4 khổ thơ
- C. 3 khổ thơ
- D. 2 khổ thơ
Câu 6: Khổ thơ sau gieo vần gì và đó là loại vần nào?
Núi lên gọn nét đá tươi màu
Xe lửa về Nam chạy chạy mau
Một toán cò bay là mặt ruộng
Thành hàng chữ nhất trắng phau phau
- A. Vần "au" - vần lưng
B. Vần "au" - vần chân
- C. Vần "ay" - vần lưng
- D. Vần "ay" - vần chân
Câu 7: Khổ thơ sau gieo vần gì?
Chiều ấm mùi hương thoảng gió đưa
Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa
Cây cam cây quýt càng giao nối
- A. Vần "oa"
- B. Vần "oang"
- C. Vần "ôi"
D. Vần "ưa"
Câu 8: Xác định của bài thơ Mưa xuân II?
- A. Nhịp 3/4
- B. Nhịp 2/5
C. Nhịp 4/3
- D. Nhịp 2/2/3
Câu 9: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về nội dung bài thơ?
- A. Bài thơ miêu tả đặc điểm mưa xuân.
B. Bài thơ miêu tả khung cảnh cảnh vật sinh sôi nảy nở trong mùa xuân.
- C. Bài thơ miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trong mùa xuân.
- D. Bài thơ miêu tả khung cảnh cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa từ xuân sang hè.
Câu 10: Khổ thơ sau gieo vần gì và đó là loại vần nào?
Núi nên gọn nét đá tươi màu
Xe lửa về Nam chạy chạy mau
Một toán cò bay là mặt ruộng
Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.
- A. Vần “au” - vần lưng.
- B. Vần “ay” - vần lưng.
C. Vần “au” - vần chân.
- D. Vần “ay” - vần chân.
Câu 11: Bài thơ sử dụng bao nhiêu từ láy?
- A. 6 từ.
- B. 8 từ.
C. 5 từ.
- D. 3 từ.
Câu 12: Từ nào dưới đây khái quát được phong cách thơ của Nguyễn Bính?
- A. Cổ điển
- B. Hiện đại
- C. Khuôn sáo
D. Chân quê
Câu 13: Câu nào dưới đây nói đúng địa danh của quê hương Nguyễn Bính
- A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
- B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
C. Xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội, tỉnh Nam Định.
- D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Câu 14: Cảm hứng thơ của Nguyễn Bính hình thành từ:
- A. Văn học phương Tây, nhất là văn học Pháp.
- B. Văn học cổ điển Trung Hoa.
C. Văn học dân gian và hồn thơ dân tộc.
- D. Thơ Đường của Trung Quốc.
Câu 15: Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình nhà nho nghèo.
- B. Gia đình viên chức nghèo.
- C. Gia đình gốc quan lại.
- D. Gia đình buôn bán.
Câu 16: Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng bởi nền văn học nào?
A. Văn học châu Âu
B. Văn học phương Tây
C. Văn học dân tộc
D. Văn học Pháp
Câu 17: Nguyễn Bính được mệnh danh là:
- A. Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới.
- B. Ông hoàng thơ tình.
- C. Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng.
D. Thi sĩ của đồng quê.
Câu 18: Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Nguyễn Bính?
A. Duyên kì ngộ.
- B. Tâm hồn tôi.
- C. Lỡ bước sang ngang.
- D. Mười hai bến nước.
Câu 19: Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám?
- A. Tâm hồn tôi
B. Đêm sao sáng
- C. Lỡ bước sang ngang
- D. Mười hai bên nước
Câu 20: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Bính sau Cách mạng tháng Tám?
- A. Ông lão mài gươm
- B. Gửi người vợ miền Nam
C. Cây đàn tì bà
- D. Đêm sao sáng
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 chân trời bài 2 Mưa xuân II
Bình luận