Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài: Ôn tập học kì II (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài Ôn tập học kì II (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

  • A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
  • B. Phép lặp cấu trúc và đảo trật tự cú pháp.
  • C. Phép lặp cấu trúc và sử dụng các từ láy gợi hình.
  • D. Phép lặp cấu trúc và phép liệt kê.

Câu 2: Cách lật đi lật lại vấn đề của tác giả trong văn bản “Cộng đồng và cá thể” có ý nghĩa gì?

  • A. Nhằm nhấn mạnh chủ đề, tư tưởng của văn bản
  • B. Là biện pháp nghệ thuật đặc trưng của tác giả
  • C. Tác giả đã đưa ra lập luận cá thể đơn lẻ sẽ tạo những điều mới cho xã hội còn cá thể sáng tạo thì sự phát triển lên cao là một điều khó tưởng tượng.
  • D. Giúp cho văn bản giàu tính nhạc, tăng thêm nhịp điệu

Câu 3: Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?

  • A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
  • B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
  • C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
  • D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Câu 4:

"Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương"

(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

Ý nghĩa biểu tượng của hai từ "son phấn" và "văn chương" trong hai câu thơ trên là

  • A. chỉ sắc đẹp và trí tuệ của Tiểu Thanh.
  • B. chỉ sắc đẹp và tài năng của Tiểu Thanh.
  • C. chỉ phẩm hạnh và sắc đẹp của Tiểu Thanh.
  • D. chỉ vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn của Tiểu Thanh.

Câu 5: Những biến cố lịch sự nào đã tác động đến cuộc đời và con người Nguyễn Du?

  • A. Giai đoạn cuối nhà Lê, sụp đổ của triều đình vua Lê- chúa Trịnh.
  • B. Thời kì bão táp của phong trào nông dân mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
  • C. Triều đình Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được Vua Gia Long thiết lập
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Tại sao cả đoạn trích “Trao duyên” đều là lời Kiều đang nói, bày tỏ với Vân nhưng ở phần cuối, người đọc lại thấy nàng như đang đọc thoại với mình, lúc như đang hướng đến Kim Trọng để tỏ bày? Điều này có phải là dụng ý nghệ thuật của tác giả, muốn thể hiện điều gì?

  • A. Cả đoạn trích đều là tiếng nói từ nội tâm phức tạp của Kiều
  • B. Kiều đang trong lúc tâm trạng rối bời, không làm chủ được lời nói của Kiều.
  • C. Quá lòng lòng trước việc phải từ bỏ tình yêu, Kiều quên đi thực tại, chìm vào trong nội tâm của chính mình. 
  • D. Kiều thấy tự thương xót sau khi đã nghĩ nhiều cho người khác.

Câu 7: Đâu không phải là yếu tố tạo nên thành công của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  •  A. Vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương.
  •  B. Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.
  •  C. Tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.
  •  D. Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.

Câu 8: Điều gì đã khiến tác giả và anh bạn thi sĩ đồng hành trong văn bản “Cà Mau quê xứ” trở thành những kẻ “nông nổi kì quặc”?

  • A. Cảnh vật hùng vĩ của Cà Mau
  • B. Con người nơi đây rất thân thiện, hiếu khách
  • C. Một con doi đất con con bằng phẳng hao hao một góc Gò Nổi miền Trung
  • D. Cảnh biển mĩ lệ trong buổi hoàng hôn chiều tà

Câu 9: Ý nghĩa của vị trí in đậm trong đoạn thơ sau là gì?

"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo..."

(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)

  • A. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
  • B. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi hoàng hôn.
  • C. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên dốc núi.
  • D. Làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính trong buổi bình minh. Người lính tô điểm thêm cho cảnh buổi chiều trên dốc núi.

Câu 10: Sự kiện ban đầu nào xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật trong tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ”?

  • A. Tác giả học xong lớp Hai và tham gia vào một trại hè đội viên tại Gô-rô-đi-sa.
  • B. Tác giả học xong lớp Một và tham gia vào một lớp học bơi
  • C. Tác giả học xong lớp Một và tham gia vào một trại hè đội viên tại Gô-rô-đi-sa.
  • D. Tác giả học xong lớp Hai và tham gia vào một lớp học bơi

Câu 11: Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên”?

  • A. Phong trào tình nguyện
  • B. Phong trào đòi quyền lợi cho người lao động
  • C. Phong trào bình đẳng giới
  • D. Phong trào đấu tranh cho quyền trẻ em

Câu 12: Cách tiếp cận vấn đề của tác giả trong văn bản “Paralympic - Một lịch sử chữa lành những vết thương” có gì đặc biệt?

  • A. Đưa ra phần tình huống ly kỳ, hấp dẫn
  • B. Trích dẫn lời nói của một nhân vật nổi tiếng
  • C. Nêu tiêu đề và sapo đặc biệt gây sự tò mò thích thú với người đọc
  • D. Dẫn dắt văn bản bằng một câu chuyện xúc động

Câu 13: Để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất?

  • A. Nội dung thông điệp
  • B. Giọng nói
  • C. Hình ảnh và cử chỉ
  • D. Cảm xúc

Câu 14: Cách đặt câu hỏi về suy luận của tác giả về những điều có thể xảy ra trong tương lai trong văn bản “Trí thông minh nhân tạo” có gì đặc biệt?

  • A. Không lôgic, rời rạc, thiếu sức thuyết phục
  • B. Không chỉ làm nổi bật chủ đề của văn bản mà còn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được những thông tin một cách chính xác
  • C. Câu hỏi được đặt ra không đúng trọng tâm
  • D. Câu hỏi với từ ngữ khó hiểu, gây hiểu nhầm

Câu 15: Đáp án không phải giá trị nội dung của bài thơ Bài ca ngất ngưởng?

  • A. Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường.
  • B. Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
  • C. Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại.
  • D. Bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp đẽ, vinh hoa phú quý của những ngày Nguyễn Công Trứ còn làm quan.

Câu 16: Cho câu văn: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Từ Hán Việt “phụ nữ” được dùng để làm gì?

  • A. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
  • B. Tạo sắc thái thân thuộc, tự nhiên, mang tính dân tộc
  • C. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
  • D. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

Câu 17: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xuất thân vốn là?

  • A. Xuất thân là quân cơ, quân vệ của triều đình.
  • B. Vốn là những nông dân: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
  • C. Là những nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực.
  • D. Xuất thân là những quan lại, quý tộc yêu nước

Câu 18: 

 "Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn"

(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?

  • A. Là hai câu khai đề nói về qui luật tàn phá của thời gian để từ đó triết lí về thân phận con người.
  • B. Là hai câu khai đề tác giả hình dung quang cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của thơ Tiểu Thanh, từ đó mà cảm xúc trỗi dậy.
  • C. Là hai câu khai đề nêu lên cảm thức của tác giả về những đổi thay của cuộc đời, để từ đó bày tỏ niềm xót xa trước sự lụi tàn của cái đẹp.
  • D. Là hai câu khai đề miêu tả quang cảnh hoang phế của Tây Hồ.

Câu 19: Dòng nào nêu đúng mạch cấu trúc nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  •  A. Văn bản miêu tả dòng sông Hương với những đặc điểm địa lí cụ thể, gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân thành phố Huế.
  •  B. Văn bản miêu tả dòng sông Hương ở hai trạng thái cơ bản: mãnh liệt, dữ dội đầy sức mạnh ở thượng lưu và êm đềm, dịu dàng, trầm mặc khi xuôi về đồng bằng và nhất là khi vào thành phố Huế.
  •  C. Văn bản miêu tả dòng sông Hương theo suốt dọc thủy trình của nó (lúc ở thượng nguồn, khi xuôi về đồng bằng và ngoại thành Huế, vào thành phố Huế và rời khỏi Huế) đồng thời tái hiện dòng sông trong lịch sử và thi ca của dân tộc.
  •  D. Văn bản tái hiện hình ảnh dòng sông Hương từ khởi nguồn của nó cho đến lúc trở thành một dòng sông lớn, gắn bó mật thiết và trở thành một biểu tượng của thành phố Huế.

Câu 20: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép lặp cấu trúc:

  • A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
  • B. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
  • C. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
  • (Nhị Hồ - Xuân Diệu)

 

  • D. A và C đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác