Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 7: Cà Mau quê xứ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 7 Cà Mau quê xứ (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả đến Mũi Cà Mau với mục đích gì?

  • A. Đi công tác
  • B. Về thăm quê
  • C. Đi chơi
  • D. Tìm kiếm ý tưởng để viết bài

Câu 2: Theo tác giả “đi chơi” ở Mũi Cà Mau để làm gì?

  • A. Để đánh lừa cái ổ cứng cảm xúc đã ấp ứ tự bao giờ
  • B. Để đánh lừa bộ xi đi võng mạc
  • C. Để đánh lừa bộ khứu giác, vị giác đã nghẽn bụi đời quá lâu
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Tác giả đã liên tưởng trí nhớ của mình về Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu giống cái gì?

  • A. Giống bộ nhớ
  • B. Giống những cái phai trong máy tính
  • C. Giống máy ghi âm
  • D. Giống ti vi

Câu 4: Điều gì đã khiến tác giả và anh bạn thi sĩ đồng hành trở thành những kẻ “nông nổi kì quặc”?

  • A. Cảnh vật hùng vĩ của Cà Mau
  • B. Con người nơi đây rất thân thiện, hiếu khách
  • C. Một con doi đất con con bằng phẳng hao hao một góc Gò Nổi miền Trung
  • D. Cảnh biển mĩ lệ trong buổi hoàng hôn chiều tà

Câu 5: Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng gì của người viết?

  • A. Tâm trạng nhớ nhà
  • B. Tâm trạng vui vẻ, háo hức khi được đến Cà Mau
  • C. Tâm trạng buồn bã, nuối tiếc vì sắp phải xa nơi này
  • D. Không có cảm xúc gì

Câu 6: Từ “xứ” trong văn bản có kết nối như thế nào với nhan đề của tác phẩm?

  • A. Chỉ người con xa quê
  • B. Chỉ những người từ khắp nơi, tứ xứ đổ về thăm Cà Mau
  • C. Chỉ cách gọi thân mật của tác giả đối với Cà Mau
  • D. Chỉ các địa điểm của mũi Cà Mau

Câu 7: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng từ ngữ đặc sắc gì?

  • A. Rất nhiều từ tiếng Anh được phiên âm sang tiếng Việt
  • B. Rất nhiều từ Hán Việt
  • C. Rất nhiều tiếng lóng
  • D. Rất nhiều từ địa phương

Câu 8: Người viết có cảm xúc gì đối với khung cảnh sinh hoạt, cuộc sống lao động của con người Cà Mau?

  • A. Gắn bó, lưu luyến không rời
  • B. Tức giận
  • C. Buồn bã, chán nản
  • D. Vui mừng vì sắp được về nhà

Câu 9: Những khó khăn, bộn về mà con người ở đất Mũi Cà Mau đã trải qua là gì?

  • A. Những con tôm ngạt thở vì sình lầy
  • B. Những cây đước bị mọi người thi nhau đốn hạ để cho ra những vuông tôm sạch sẽ trong lành
  • C. Thiên tai, bão lũ xảy ra thường xuyên
  • D. Cả A và B đúng

Câu 10: Tác giả tạm biệt Mũi Cà Mau và trở về nhà với điều gì đặc biệt?

  • A. Với những món quà được người dân Cà Mau trao tặng
  • B. Với cái nhìn lánh đen như than đước của cô gái không tên gặp ở bến Năm Căn
  • C. Với niềm háo hức, phấn khởi khi được trở về ngôi nhà thân yêu
  • D. Với nắm đất, chai nước biển ở Mũi Cà Mau về tặng người thân

Câu 11: Tác giả cảm thấy như thế nào khi rời xa Mũi Cà Mau?

  • A. Vui vẻ, hạnh phúc
  • B. Buồn bã, chán nản
  • C. Nhớ nhung yêu thương đến mức nước mắt nhòe đi
  • D. Tiếc nuối, hối hận muốn quay trở lại

Câu 12: Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với Mũi Cà Mau?

  • A. Gò bó, khó chịu
  • B. Thoải mái
  • C. Áp lực
  • D. Ung dung, tự tại

Câu 13: Tâm thế đó có ý nghĩa gì đối với người viết tản văn?

  • A. Giúp nhà văn có cái nhìn sâu sắc và tinh tế hơn về cảnh sắc thiên nhiên cùng con người Cà Mau.
  • B. Giúp nhà văn có cảm nhận đa chiều về Cà Mau hơn
  • C. Giúp nhà văn có tinh thần viết văn tốt hơn
  • D. Giúp nhà văn có chuyến đi Cà Mau ý nghĩa, trọn vẹn hơn

Câu 14: Khung cảnh sinh hoạt, cuộc sống lao động của người dân Cà Mau hiện lên như thế nào?

  • A. Nghèo nàn, lạc hậu
  • B. Buồn bã, đìu hiu
  • C. Tươi mới, sống động
  • D. Hoang sơ, vắng vẻ

Câu 15: Con người Cà Mau phải đối mặt với cuộc sống như thế nào?

  • A. Chịu nhiều thiên tai, đối mặt với sự thiếu thốn về vật chất
  • B. Hiện đại, tiện nghi
  • C. Hạn hán, mất mùa
  • D. Khí hậu khắc nghiệt

Câu 16: Con người Cà Mau có tinh thần như thế nào khi đối mặt với thiên tai và sự thiếu thốn?

  • A. Chán nản, tuyệt vọng
  • B. Hạnh phúc, hân hoan
  • C. Gan dạ, kiên cường
  • D. Vui vẻ, lạc quan

Câu 17: Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất này?

  • A. Nguyễn Tuân
  • B. Anh Đức
  • C. Xuân Diệu
  • D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 18: Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên như thế nào?

  • A. Chất hiện đại
  • B. Chất hiện thực
  • C. Chất trữ tình
  • D. Vừa mang chất hiện thực vừa mang chất trữ tình

Câu 19: Nhận xét của bạn về cách sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm?

  • A. Sử dụng nhiều từ tiếng Anh phiên âm tiếng Việt
  • B. Sử dụng nhiều danh từ riêng
  • C. Sử dụng nhiều từ địa phương
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Nhận xét của bạn về cách sử dụng biện pháp tu từ trong tác phẩm?

  • A. Sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa
  • B. Sử dụng nhiều biện pháp đối
  • C. Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ
  • D. Sử dụng nhiều câu cảm thán

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác