Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 17: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo Bài 17: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM   

Câu 1: Khí hậu các khu vực ở Trung Quốc như thế nào?

  • A. Có nơi khí hậu xích đạo, có nơi khí hậu cận nhiệt.
  • B. Có khi hậu khác nhau.
  • C. Đều có khí hậu cận nhiệt.
  • D. Đều có khí hậu cận xích đạo.

Câu 2: Mạng lưới sông, hồ của Trung Quốc có đặc điểm gì?

  • A. Hầu hết các sông lớn bắt nguồn từ miền núi phía tây và đổ ra Thái Bình Dương.
  • B. Đều bắt nguồn từ miền núi phía đông và đổ ra Đại Tây Dương.
  • C. Có mạng lưới sông, hồ khá ít.
  • D. Sông đều được bắt nguồn từ biển Đông.

Câu 3: Năm 2021, số dân ở Trung Quốc là bao nhiêu triệu người?

  • A. 1 225 triệu người.
  • B. 1 325 triệu người.
  • C. 1 425 triệu người.
  • D. 1 525 triệu người.

Câu 4: Ở Trung Quốc, dân cư tập trung đông đúc ở đâu?

  • A. Miền núi phía Tây.
  • B. Các đồng bằng và ven biển phía đông.
  • C. Vùng cao nguyên, đồi núi.
  • D. Vùng đồng bằng phía Nam.

Câu 5: Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc?

  • A. 55 dân tộc.
  • B. 56 dân tộc.
  • C. 54 dân tộc.
  • D. 58 dân tộc.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây nói đúng về đặc điểm dân cư của Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc có 58 dân tộc.
  • B. Nguời Hán chiếm thiểu số ở Trung Quốc.
  • C. Dân cư tập trung đông ở miền núi phía tây.
  • D. Mật độ dân số Trung Quốc là 148 người/km2.

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Vạn Lý Trường Thành?

  • A. Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là bức tường dài vạn dặm.
  • B. Đây là công trình phòng ngự nổi tiếng của Trung Quốc.
  • C. Trường thành dài hàng chục ki-lô-mét, đến nay còn lại khoảng 6 700km.
  • D. Trường thành chạy dài, bao quanh như một con rắn uốn lượn.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Cố cung Bắc Kinh?

  • A. Được xây dựng dưới Triều Minh và Thanh.
  • B. Các ngôi nhà trong cố cung có mái cong lượn thoai thoải.
  • C. Điện Bảo Hòa là điện lớn nhất.
  • D. Cố cung là công trình mang giá trị lịch sử và văn hóa cao của Trung Quốc.

Câu 9: Vạn Lý Tường Thành được xem là biểu tượng:

  • A. Cho tinh thần đoàn kết của người dân Trung Quốc.
  • B. Cho tài năng và trí thông minh của người dân Trung Quốc.
  • C. Cho sức lao động bền bỉ và khả năng sáng tạo của người dân Trung Quốc.
  • D. Cho sự chăm chỉ, bền bỉ, gai góc của người dân Trung Quốc.

Câu 10: Cố cung Triều Minh được xây dựng dưới triều nào?

  • A. Triều Tần và Triều Tây Hán.
  • B. Triều Đông Hán và Triều Đường.
  • C. Triều Minh và Triều Thanh.
  • D. Triều Võ Chu và Triều Bắc Tống.

Câu 11:  Điện nào là điện to nhất ở Cố cung Bắc Kinh?

  • A. Điện Trung Hòa.
  • B. Điện Bảo Hòa.
  • C. Điện Vũ Anh.
  • D. Điện Thái Hòa.

Câu 12: Điện Thái Hòa cao bao nhiêu mét?

  • A. Cao 35 m.
  • B. Cao 36 m.
  • C. Cao 37 m.
  • D. Cao 38 m.

Câu 13: Ở nước ta, ai là người được tham gia thiết kế vào Cố kinh Bắc Kinh?

  • A. Nguyễn Lữ.
  • B. Nguyễn An.
  • C. Nguyễn Trãi.
  • D. Nguyễn Du.

Câu 14: Vạn Lý Trường Thành gắn với câu chuyện nào dưới đây?

  • A. Tam quốc diễn nghĩa.
  • B. Nho Lâm Ngoại sử.
  • C. Nàng Mạnh Khương khóc đổ trường thành.
  • D. Phong thần diễn nghĩa.

Câu 15: Trung Quốc có diện tích bao nhiêu triệu km2?

  • A. Khoảng 10,6 triệu km2.
  • B. Khoảng 9,6 triệu km2.
  • C. Khoảng 8,6 triệu km2.
  • D. Khoảng 7,6 triệu km2.

Câu 16: Trung Quốc có diện tích rộng thứ mấy trên thế giới?

  • A. Thứ hai.
  • B. Thứ ba.
  • C. Thứ tư.
  • D. Thứ năm.

Câu 17: Cố cung có bao nhiêu căn phòng?

  • A. Hơn 9 000 căn phòng.
  • B. Hơn 8 000 căn phòng.
  • C. Hơn 6 000 căn phòng.
  • D. Hơn 10 000 căn phòng.

Câu 18: Nông nghiệp của Trung Quốc phát triển mạnh ở miền Đông không phải do :

  • A. Miền Đông có các đồng bằng châu thổ màu mỡ.
  • B. Có nguồn nước dồi dào từ các hệ thống sông lớn.
  • C. Có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
  • D. Công nghiệp kém phát triển.

Câu 19: Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

  • A. Việt Nam.
  • B. Lào.
  • C. Thái Lan.
  • D. Mi-an-ma.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác