Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối Ôn tập chương 2: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 2: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là Chủ nhiệm của báo nào?

  • A. Sự thật.
  • B. Thư tín quốc tế.
  • C. Người cùng khổ.
  • D. Thanh niên.

Câu 2: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm các văn kiện nào?

  • A. Chính cương vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.
  • B. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.
  • C. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.
  • D. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 3: Tháng 6 – 1919, Nguyễn Tất Thành gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới đâu?

  • A. Hội liên hiệp thuộc địa.
  • B. Hội nghị Véc – xai.
  • C. Hội đồng Quốc tế Nông dân.
  • D. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Câu 4: Nguyễn Ái Quốc tham gia Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức vào thời gian nào?

  • A. Tháng 10 – 1923.
  • B. Tháng 6 – 1923.
  • C. Tháng 7 – 1925.
  • D. Tháng 12 – 1925.

Câu 5: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 họp tại đâu?

  • A. Đình Bảng (Bắc Ninh).
  • B. Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định).
  • C. Tân Trào (Tuyên Quang).
  • D. Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).

Câu 6: Năm 1939, ai là người giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương?

  • A. Phan Đăng Lưu.
  • B. Lê Hồng Phong.
  • C. Hà Huy Tập.
  • D. Nguyễn Văn Cừ.

Câu 7: Thái độ của Nhật, Pháp như thế nào khi nhân dân Bắc Sơn nổi dậy khởi nghĩa (9/1940)?

  • A. Nhật câu kết với Pháp, tạo điều kiện cho Pháp tổ chức lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa.
  • B. Nhật – Pháp hoảng sợ bỏ chạy.
  • C. Pháp hốt hoảng rút chạy, Nhật quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa.
  • D. Nhật tích cực thay chân Pháp, đàn áp khởi nghĩa và thiết lập ách thống trị ở nước ta.

Câu 8: Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã:

  • A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
  • B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
  • C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
  • D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1.

Câu 9: Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong hoàn cảnh nào?

  • A. Liên Xô tiêu diệt quân đội Đông Quan của Nhật.
  • B. Chính phủ Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  • C. Nhật đảo chính Pháp.
  • D. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 10: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 ở đâu?

  • A. Pác Bó (Cao Bằng).
  • B. Bắc Sơn (Võ Nhai).
  • C. Phay Khắt (Cao Bằng).
  • D. Tân Trào (Tuyên Quang).

Câu 11: Chiều ngày 16/8/1945 theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng thị xã nào?

  • A. Cao Bằng.
  • B. Thái Nguyên.
  • C. Tuyên Quang.
  • D. Lào Cai.

Câu 12: Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

  • A. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.
  • B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
  • C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
  • D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.

Câu 13: Ngày 19-8-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì ở Hà Nội?

  • A. Việt Minh tổ chức buổi diễn thuyết công khai ở thành phố.
  • B. Cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội ở quảng trường Ba Đình.
  • C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.
  • D. Việt Minh rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa.

Câu 14: Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

  • A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
  • B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
  • C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc.
  • D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

Câu 15: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nghệ - Tĩnh là gì?

  • A. Khởi nghĩa vũ trang.
  • B. Mít tinh, biểu tình đòi chính quyền thực dân trao trả độc lập.
  • C. Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công vào chính quyền địch ở địa phương, thành lập chính quyền công - nông.
  • D. Xuất bản sách báo tiến bộ tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến.

Câu 16: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào?

  • A. Khủng hoảng kinh tế thừa trên thế giới đã kết thúc.
  • B. Thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị.
  • C. Giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
  • D. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít dâng cao.

Câu 17: Ngày 1/5/1930 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức mít tinh quy mô lớn.
  • B. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
  • C. Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ (2,5 vạn người) ở Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội).
  • D. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nông Việt Nam.

Câu 18:Ngày 12 – 9 – 1930, có bao nhiêu người bị quân Pháp ném bom tàn sát?

  • A. 8000 công nhân.
  • B. 5000 nông dân.
  • C. 4000 công nhân.
  • D. 8000 nông dân.

Câu 19:Mặt trận Nhân dân ở các nước được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 7 – 1935.
  • B. Tháng 8 – 1937.
  • C. Tháng 6 – 1935.
  • D. Tháng 7 – 1936.

Câu 20: Hình thức đấu tranh nào mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì 1932 - 1935?

  • A. Nổi dậy của nông dân.
  • B. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
  • C. Vận động bầu cử và bút chiến trên lĩnh vực báo chí.
  • D. Khởi nghĩa vũ trang của công nhân.

Câu 21: Nội dung nào dưới đây là nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  • B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.
  • C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
  • D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.

Câu 22: Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

  • A. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
  • B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
  • C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
  • D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Câu 23: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

  • A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
  • B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
  • C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
  • D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 24: Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2.1930) là do:

  • A. bị động, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
  • B. Pháp tiến hành khủng bố, đàn áp dã man.
  • C. không có mục tiêu rõ ràng.
  • D. lực lượng binh lính nhanh chóng đầu hàng.

Câu 25: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập nhằm mục đích gì?

  • A. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • B. Tập hợp lực lượng chuẩn bị vùng dậy đấu tranh.
  • C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và ta sai để tự cứu lấy mình.
  • D. Làm lực lượng chính của cách mạng Việt Nam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác