Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8 - 1925) đã “đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam”?

  • A. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • B. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
  • C. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
  • D. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo.

Câu 2: Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam?

  • A. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
  • B. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
  • C. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
  • D. Quá trình thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Câu 3: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?

  • A. Chỉ thị của quốc tế cộng sản.
  • B. Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
  • C. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.
  • D. Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng.

Câu 4: Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện đầu tiên trong tác phẩm

  • A. Đường Kách mệnh.                          
  • B. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
  • C. Bản án chế độ thực dân Pháp.                     
  • D. Luận cương chiến tranh.

Câu 5: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập nhằm mục đích gì?

  • A. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • B. Tập hợp lực lượng chuẩn bị vùng dậy đấu tranh.
  • C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và ta sai để tự cứu lấy mình.
  • D. Làm lực lượng chính của cách mạng Việt Nam.

Câu 6: Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận gì cho các cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?

  • A. Lí luận Mác – Lê nin.
  • B. Tư tưởng dân chủ tư sản.
  • C. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
  • D. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.

Câu 7: Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là tổ chức nào?

  • A. Nam Đồng thư xã.
  • B. Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • C. Quan hải tùng thư.
  • D. Cường học thư xã.

Câu 8: Tháng 7 – 1928, Hội Phục Việt đổi tên thành gì?

  • A. Việt Nam Quốc dân đảng.
  • B. Tân Việt Cách mạng đảng.
  • C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • D. Nam Đồng thư xã.

Câu 9: Ai là người lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào tháng 8 – 1925?

  • A. Tôn Đức Thắng.
  • B. Phan Bội Châu.
  • C. Nguyễn An Ninh.
  • D. Phan Châu Trinh.

Câu 10: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta yêu cầu nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo?

  • A. Nông dân                     
  • B. Công nhân                   
  • C. Tư sản               
  • D. Tiểu tư sản

Câu 11: Tổ chức Tâm tâm xã (1923) mang chủ trương gì?

  • A. “quyết tâm giành độc lập cho đất nước”.
  • B. “đòi quyền tự do, dân chủ cho nông dân Việt Nam”.
  • C. “khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”.
  • D. “vô sản hóa con đường cách mạng”.

Câu 12: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?

  • A. Giai cấp tư sản bị phá sản.
  • B. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.
  • C. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
  • D. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 13: Tờ báo tiếng Pháp nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

  • A. Tin tức.                                                               
  • B. Diễn đàn Đông Dương.
  • C. An Nam trẻ.                                                         
  • D. Dân chúng.

Câu 14: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào, ở đâu? 

  • A. Tháng 5 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
  • B. Tháng 6 - 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
  • C. Tháng 7 - 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
  • D. Tháng 6 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 15: Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bắt đầu thực hiện chủ trương 

  • A. Đưa hội viên về nước hoạt động cách mạng.
  • B. Lãnh đạo phong trào công nhân.
  • C. Vô sản hóa.
  • D. Tuyên truyền lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin.

Câu 16: Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?

  • A. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.
  • B. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua.
  • C. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
  • D. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.

Câu 17: Giai cấp tư sản Việt Nam được thực dân Pháp đối xử như thế nào? 

  • A. Được thực dân Pháp dung dưỡng.
  • B. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.
  • C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.
  • D. Được thực dân Pháp tạo điều kiện kinh doanh.

Câu 18: Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương dựa vào lực lượng cơ bản nào để làm cách mạng?

  • A. Tiểu tư sản yêu nước.
  • B. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp. 
  • C. Công nhân và nhân dân lao động thành thị.
  • D. Nông dân và thị dân nghèo.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác