Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều Ôn tập chương 2: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập chương 2: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tại sao từ năm 1925 - 1930 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam có bước phát triển mới?
- A. Do Pháp phải nhượng bộ sau những cuộc đấu tranh của nhân dân.
B. Do tác động mạnh mẽ của tư tưởng Mác - Lê-nin.
- C. Do các phong trào dân tộc dân chủ lúc ấy được dẫn dắt bởi giai cấp công nhân.
- D. Do có sự giúp đỡ từ các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Câu 2: Chủ trương cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là gì?
A. Bạo lực vũ trang để chống Pháp.
- B. Chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hoà bình.
- C. Chủ trương đòi quyền lợi về mặt kinh tế.
- D. Chủ trương đấu tranh bằng hình thức biểu tình, bãi công tập thể.
Câu 3: Đâu là phong trào công nhân tiêu biểu trong giai đoạn 1 (1918 - 1925)?
A. Cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy dệt Nam Định.
- B. Cuộc đấu tranh của công nhân Xưởng đóng tàu Ba Son.
- C. Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Phú Riềng.
- D. Cuộc đấu tranh của công nhân xưởng ô tô A-vi-a.
Câu 4: Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô trong khoảng thời gian nào?
- A. 1918 - 1923.
B. 1923 - 1924.
- C. 1924 - 1926.
- D. 1926 - 1930.
Câu 5: Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai là gì?
- A. Kêu gọi sự viện trợ từ nước ngoài cho nhân dân An Nam.
- B. Đòi các quyền lợi về kinh tế và nhân quyền cho nhân dân An Nam.
- C. Đòi thực dân Pháp rút quân khỏi An Nam.
D. Đòi các quyền lợi dân tộc, dân chủ cho nhân dân An Nam.
Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc quyết định lựa chọn và đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin?
- A. Đọc bản Yêu sách của nhân dân An Nam tại Hội nghị Véc-xai.
B. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
- C. Tham gia Quốc tế Cộng sản và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp.
- D. Tham dự Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô.
Câu 7: Điểm mới trong phong trào công nhân ở giai đoạn 2 về tư tưởng là gì?
- A. Phong trào nổ ra ở nhiều nơi trên cả nước.
B. Có mục đích chính trị rõ ràng.
- C. Diễn ra với quy mô lớn.
- D. Được Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu 8: Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa từ năm 1918 đến năm 1930 là gì?
- A. Đều theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
- B. Đều chủ trương sử dụng bạo lực vũ trang.
C. Đều bị thực dân Pháp đàn áp và nhanh chóng thất bại.
- D. Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo.
Câu 9: Em hãy điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Phong trào dân tộc ở Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ, đưa tới sự ra đời của lực lượng chính trị mới theo khuynh hướng…, đó là lực lượng chính trị của tương lai, hạt nhân là…”.
- A. vô sản - Hồ Chí Minh.
- B. vô sản - tư tưởng Mác - Lê-nin.
C. vô sản - Nguyễn Ái Quốc.
- D. tư sản - bạo lực cách mạng.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây là nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
B. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- C. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á dâng cao.
- D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.
Câu 11: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?
- A. Chỉ thị của quốc tế cộng sản.
- B. Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
C. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.
- D. Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng.
Câu 12: Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam?
- A. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
B. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
- C. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
- D. Quá trình thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Câu 13: Hoàn cảnh quốc tế nào sau đây có tác động tới phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1931?
- A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng sang châu Á.
- B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ra khắp châu Âu.
C. Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới gây hậu quả nặng nề đối với Việt Nam.
- D. Nhật Bản xâm lược, câu kết với Pháp thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam.
Câu 14: Kết quả đạt được của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở hai tình Nghệ An và Hà Tĩnh là thành lập chính quyền cách mạng ở:
A. Một số thôn, xã, gọi là Xô viết.
- B. Tất cả các thôn, xã, gọi là Xô viết.
- C. Một số thôn, xã, gọi là Ủy ban Nhân dân.
- D. Một số thôn, xã, gọi là Hội đồng Nhân dân.
Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh tình hình chính trị Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật?
- A. Chính quyền thuộc địa Pháp nới lỏng các quyền tự do dân chủ.
- B. Các đảng phái chính trị được tự do hoạt động.
C. Pháp - Nhật câu kết cai trị, nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh “một cổ hai tròng”.
- D. Thực dân Pháp tiến hành đàn áp phong trài đấu tranh của văn thân - sĩ phu.
Câu 18: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào thời gian nào?
- A. 09/03/1945.
B. 12/03/1945.
- C. 15/04/1945.
- D. 06/03/1945.
Câu 20: Hội nghị toàn quốc của Đảng diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/08/1945 đã xác định:
A. Thời cơ, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa.
- B. Việc thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
- C. Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
- D. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 19: Bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo tại đâu?
- A. Tân Trào, Tuyên Quang.
- B. Hang Pác Bó, Cao Bằng.
- C. Nhà số 54 (Ba Đình, Hà Nội).
D. Nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
- A. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Thể hiện tinh thần yêu nước, khả năng cách mạng của nhân dân Việt Nam.
C. Thể hiện tinh thần quốc tế vô sản của nhân dân Việt Nam đối với phong trào cách mạng thế giới.
- D. Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 21: Tại sao Nghệ - Tĩnh là trung tâm của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A. Diễn ra đồng đều, quyết liệt, một số nơi đã xuất hiện hình thái sơ khai của chính quyền cách mạng.
- B. Phong trào ở đây đã khiến cho chính quyền thuộc địa hốt hoảng, phải tổ chức họp bàn cách đối phó.
- C. Phong trào đấu tranh nổi bật ở đây là các cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân và công nhân.
- D. Đã buộc thực dân Pháp và tay sai phải từ bỏ chính quyền ở cấp tỉnh.
Câu 22: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?
A. Độc lập dân tộc và Ruộng đất dân cày.
- B. Tự do dân chủ và Cơm áo hoà bình.
- C. Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian và Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến.
- D. Chống đế quốc và Chống phát xít.
Câu 23: Ý nghĩa của Quốc dân đại hội ngày 16 - 17/08/1945?
- A. Khẳng định thân thần thống nhất, quyết tâm giành được độc lập dân tộc của toàn Đảng ta.
B. Khẳng định tinh thần nhất trí, quyết tâm cao độ của toàn thể nhân dân cả nước ủng hộ Mặt trận Việt Minh tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- C. Khẳng định đây là thời cơ ngàn năm có một để dân tộc ta giành lại độc lập.
- D. Khẳng định sự ra đời của một chính quyền cách mạng: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu 24: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) lại ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam?
- A. Vì cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu.
- B. Vì nền kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế Pháp.
C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp.
- D. Vì nền kinh tế của Việt Nam bị suy yếu nặng nề.
Câu 25: Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền.
- B. Nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
- C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi.
- D. Nhờ có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận