Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là tác động thúc đẩy phong trào cách mạng bùng nổ ở Châu Âu?

  • A. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga.
  • B. Sự thành lập của chính quyền Xô viết.
  • C. Tình hình chính trị căng thẳng giữa các nước.
  • D. Hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới.

Câu 2: Ý nào sau đây là mục tiêu của phong trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu?

  • A. Thành lập chính quyền do giai cấp tư sản tiến bộ lãnh đạo.
  • B. Xây dựng mô hình nhà nước mới theo kiểu nước Nga Xô viết.
  • C. Yêu cầu chính phủ kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • D. Thành lập tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân. 

Câu 3: Phong trào cách mạng ở châu Âu bùng nổ và phát triển trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1918 - 1923.
  • B. 1919 - 1921.
  • C. 1923 - 1924.
  • D. 1918 - 1922.

Câu 4: Phong trào cách mạng ở châu Âu tiêu biểu ở quốc gia nào?

  • A. Đức và Hung-ga-ri.
  • B. Áo và I-ta-li-a.
  • C. Slo-va-ki-a và Pháp.
  • D. Pháp và Anh.

Câu 5: Tại sao phong trào cách mạng lại phải tạm lắng xuống?

  • A. Do chính quyền của giai cấp tư sản tăng cường đàn áp.
  • B. Do nhân dân không ủng hộ phong trào cách mạng.
  • C. Do nhận thấy phong trào này không hiệu quả.
  • D. Do giai cấp tư sản mua chuộc những người tham gia khởi nghĩa. 

Câu 6: Tại sao cần thành lập Quốc tế Cộng sản?

  • A. Để hợp nhất các Đảng cộng sản trên thế giới.
  • B. Để chống lại thế lực tư bản và phong kiến trên thế giới.
  • C. Cần một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng thế giới.
  • D. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng.

Câu 7: Hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu về chính trị - xã hội đối với thế giới là gì?

  • A. Gia tăng mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
  • B. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.
  • C. Nền kinh tế bị trì trệ.
  • D. Khiến cho đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Câu 8: Ý nào sau đây phản ánh đúng sự phát triển của kinh tế Mỹ giai đoạn 1924 - 1929?

  • A. Lâm vào đại suy thoái khiến sản lượng công nghiệp sụt giảm.
  • B. Phát triển nhanh chóng, xen kẽ với khủng hoảng nhẹ.
  • C. Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
  • D. Tiến hành công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Câu 9: Tầng lớp nào đã tham gia phong trào cách mạng ở châu Âu?

  • A. Tiểu tư sản.
  • B. Công nhân.
  • C. Trí thức.
  • D. Tư sản

Câu 10: Đảng Cộng sản được thành lập ở Đức vào năm bao nhiêu?

  • A. 1917.
  • B. 1918.
  • C. 1919.
  • D. 1920.

Câu 11: Đỉnh cao của phong trào cách mạng này là gì?

  • A. Bãi bỏ chế độ quân chủ tồn tại từ lâu.
  • B. Giành ruộng đất về tay nông dân.
  • C. Thành lập các nhà nước Cộng hoà Xô Viết Hung-ga-ri và Cộng hoà Xô viết Ba-vi-e.
  • D. Chống lại chính quyền tư sản.

Câu 12: Cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1929 - 1934.
  • B. 1929 - 1930.
  • C. 1929 - 1933.
  • D. 1929 - 1935.

Câu 13: Đứng trước hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, quốc gia nào đã phát xít hoá bộ máy chính quyền?

  • A. Đức và I-ta-li-a.
  • B. Đức và Nhật Bản.
  • C. Nhật Bản và I-ta-li-a.
  • D. I-ta-li-a và Áo.

Câu 14: Trục phát xít Béc-lin - Rô-ma được thiết lập năm bao nhiêu?

  • A. 1929.
  • B. 1940.
  • C. 1936.
  • D. 1933.

Câu 15: Một trong những chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là:

  • A. Tham gia tích cực vào hoạt động của Hội Quốc liên.
  • B. Liên kết với Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.
  • C. Thực hiện và đề cao chủ nghĩa biệt lập truyền thống.
  • D. Viện trợ cho Anh, Pháp chống lại sự xâm lược của Đức. 

Câu 16: Mỹ đã thực hiện chính sách nào để giải quyết hậu quả của cuộc đại suy thoái?

  • A. Chính sách mới.
  • B. Chính sách kinh tế.
  • C. Chính sách láng giềng thân thiện.
  • D. Chính sách thương mại.

Câu 17: Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

  • A. Vạch ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
  • B. Vạch ra con đường lật đổ chế độ phong kiến.
  • C. Đưa ra phương hướng phù hợp để phát triển kinh tế đất nước.
  • D. Chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi. 

Câu 18: Trong những năm 1924 - 1929, vì sao nền kinh tế Mĩ đạt sự phồn vinh?

  • A. Nhờ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản.
  • B. Thu lợi nhuận trong chiến tranh.
  • C. Được bồi thường sau chiến tranh.
  • D. Nhờ “chủ nghĩa tự do” trong phát triển kinh tế. 

Câu 19: Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1928 - 1923 ở châu Âu là gì?

  • A. Sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước.
  • B. Lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.
  • C. Tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước.
  • D. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân ở mỗi nước.

Câu 20: Vì sao trong thời kì 1918 - 1923, cách mạng diễn ra mạnh mẽ ở Đức?

  • A. Đức chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc.
  • B. Đức là nước bại trận, phải bồi thường chiến tranh và mất hết thuộc địa.
  • C. Tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917.
  • D. Do tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917 và hậu quả nặng nề của chiến tranh, khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác