Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 21 Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 21 Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa với nước nào

  • Cam-pu-chia 
  • Thái Lan
  • Đại Việt
  • Lào

Câu 2: Trong thế kỉ X, Cham-pa thường xuyên phải đối phó các cuộc tấn công từ phía Nam của 

  • Trung Quốc
  • Đại Việt
  • Chân Lạp
  • Xiêm 

Câu 3: Năm 1069, sau một cuộc chiến, vua Chăm-pa đã nhường lại ba châu là?

  • Bố Chính
  • Địa Lý
  • Ma Linh
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Nửa sau thế kỉ XIII, Vương quốc Cham-pa

  • Được thành lập.
  • Bước vào giai đoạn ổn định.
  • Lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
  • Bị Chân Lạp thôn tính. 

Câu 5: Vua Chăm-pa đã nhường lại ba châu là Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho nước nào?

  • Lào
  • Thái Lan
  • Đại Việt
  • Trung Quốc

Câu 6: Ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa là 

  • Nông nghiệp 
  • Thủ công nghiệp
  • Thương nghiệp
  • Mậu dịch hàng hải

Câu 7: Cuối thế kỉ XIII, Chăm-pa cùng với Đại Việt làm gì?

  • Gây chiến tranh
  • Cùng kháng chiến quân Mông -Nguyên
  • Thiết lập mối quan hệ hòa hiếu
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Hiện nay ở nước ta có công trình văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

  • Thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam)
  • Tháp Chăm ( Phan Rang)
  • Phật viện Đồng Dương ( Quảng Nam)
  • Tháp Hòa Lai ( Ninh Thuận)

Câu 9: Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV, sự kiện gì xảy ra? 

  • Xung đột giữa Chăm-pa và Đại Việt lại tái diễn
  • Sự sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Luỹ và Vi-giay-a vào Đại Việt
  • Lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Người Chăm-pa chủ yếu sử dụng chữ viết nào?

  • Chữ Nôm
  • Chữ Khơ-me
  • Chữ Phạn và chữ Chăm
  • Chữ giáp cốt

Câu 11: Tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI như thế nào? 

  • Việc trồng lúa vẫn tiếp tục giữ vai trò nuôi sống người dân
  • Nghề đánh cá phát triển từ trước thế kỉ X vẫn tiếp tục là một ngành kinh tế quan trọng.
  • Một số nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển như làm đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,...
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Vùng đất Thủy Chân Lạp chủ yếu thuộc  khu vực nào của Việt Nam hiện nay? 

  • Nam Bộ
  • Bắc Bộ
  • Trung Bộ
  • Tây Nguyên

Câu 13: Tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI như thế nào? 

  • Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, Đại Việt tổ chức nhiều cuộc di dân vào vùng đất phía Nam.
  • Nhiều đền, tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và người Chăm
  • Khi đến cư trú ở vùng đất mới, bên cạnh tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Từ cuối thế kỉ VI-VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm

  • Chăm-pa 
  • Phù Nam
  • Sri-vi-gay-a
  • Kse-tri-a

Câu 15: Thế kỉ I đến thế kỉ VII, Nam Bộ lúc đó là lãnh thổ của vương quốc nào?

  • Đại Việt
  • Mã Lai
  • Phù Nam
  • Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 16: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?

  • Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp
  • Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò
  • Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá
  • Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh

Câu 17: Năm 1113 đến năm 1220, chiến tranh giữa Chăm-pa và nước nào xảy ra?

  • Đại Việt
  • Lào
  • Cam-pu-chia
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa

  • Đông Sơn
  • Sa Huỳnh
  • Óc Eo
  • Phùng Nguyên

Câu 19: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, vùng nào gần như không có dấu chân người?

  • Lưu vực sông Đồng Nai trở vào
  • Lưu vực sông Đồng Nai trở ra
  • Nam Bộ
  • Đông Nam Bộ

Câu 20:  Xã hội Cham-pa bao gồm các tầng lớp nào?

  • Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
  • Quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.
  • Vua, quý tộc, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
  • Quý tộc, dân tự do, nông dân lĩnh canh, nô lệ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác