Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?
A. Bị chết nhiều
B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực
C. Quan lại không cần nô tì nữa
D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
Câu 2: Khoảng năm 1000, vua Vi-gya-a Sơ-ri rời kinh đô về
A. In-đờ-ra-pu-ra.
B. Sin-ha-pu-ra.
C. Vi-ra-pu-ra.
D.Vi-giay-a.
Câu 3: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm
- D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa
Câu 4: Ý nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?
A. Giữ nguyên bộ máy chính quyền và chính sách cai trị như thời nhà Hồ.
B. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao chỉ và xác nhập vào Trung Quốc.
C. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc làm nô tì.
D. Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta. Cưỡng bức nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.
Câu 5: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì?
A. Làm suy yếu lực lượng của Cham-pa
B. Làm suy yếu lực lượng của Đại Việt
C. Phá vỡ quan hệ Đại Việt-Cham – pa
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 6: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ của quân dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của ai?
A. Trần Thái Tông.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Thánh Tông.
D. Câu a và b đúng
Câu 7: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước.
B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.
Câu 8: Bộ “Hình thư”, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua nào?
A. Lý Thái Tổ (1010)
B. Lý Thái Tông (1042)
C. Lý Thánh Tông (1054)
D. Lý Nhân Tông (1072)
Câu 9: Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức bao nhiêu kha thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?
A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
B. 26 khoa thi tiến sĩ. chọn 89 người làm trạng nguyên
C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên
D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây: “Nghe tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở …. (1)… vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận ….(2)…. Để được an toàn rút quân về nước””.
A. 1) Đông Quan 2) Đầu hàng không điều kiện
B. 1) Chi Lăng 2) thua đau
C. 1) Đông Quan 2) Mở hội thề Đông Quan
D. 1) Xương Giang 2) Mở hội thề Đông Quan
Câu 11: Điểm tập kích đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An là?
A. Thành Trà Lân
B. Thành Nghệ An
C. Diễn Châu
D. Đồn Đa Căng
Câu 12: Vì sao quân ta phải chiếm thành Xương Giang trước khi viện binh của giặc đến?
A. Để chủ động đón đoàn quân địch
B. Không cho giặc có thành trú đóng, phải co cụm giữa cánh đồng
C. Lập phòng tuyến, không cho giặc về Đông Quan
D. Câu A và C đúng
Câu 13: Tên tướng nào đã thay Liễu Thăng chỉ huy quân Minh tiến vào Đông Quan?
A. Lý Khánh
B. Lương Minh
C. Thôi Tụ
D. Hoàng Phúc
Câu 14: Vương Thông đã quyết định mở cuộc phản công đánh vào chủ lực của nghĩa quân Lam Sơn ở đâu?
A. Cao Bộ (Chương Mi, Hà Tây)
B. Đông Quan
C. Đào Đặng (Hưng Yên)
D. Tất cả các vùng trên
Câu 15: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách:
A. lộc điền
B. quân điền
C. điền trang, thái ấp
D. thực ấp, thực phong
Câu 16: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi:
A. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán
B. Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch
C. Tập trung các ngành nghề thủ công
D. Sản xuất các mặt hàng như, sành, sứ, vải, lụa
Câu 17: Nhà Lê sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp?
A. cho binh lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh
B. đặt chức quan chiên lo về nông nghiệp
C. đặt phép quân điền
D. đặt phép lộc điền
Câu 18: Đâu không phải lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?
A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long
B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước
D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua
Câu 19: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?
A. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.
B. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.
C. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long.
D. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.
Câu 20: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?
A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.
B. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.
C. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.
D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.
Câu 21: Nhà Trần tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. 1226 – 1400.
B. 1225 – 1400.
C. 1226 – 1410.
D. 1225 – 1401.
Câu 22: Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là gì?
A. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
B. Chủ động tiến công để chặn trước thế mạnh của quân địch.
C. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
D. Triệt để thực hiện kế sách đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.
Câu 23: Từ cuối thế kỉ VI – VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm
A. Chăm-pa.
B. Phù Nam.
C. Sri-vi-gay-a.
D. Kse-tri-a.
Câu 24: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 25: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:
A. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
B. Phát triển kinh tế ở nước ta.
C. Phát triển văn hóa ở nước ta.
D. Ổn định chính trị ở nước ta.
Câu 26: Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?
A. do quan niệm trọng nông
B. do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân
C. do họ có số lượng ít
D. do họ không tham gia vào sản xuất
Câu 27: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?
A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
B. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.
D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.
Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?
A. chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục
B. có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng
C. nền kinh tế hàng hóa phát triển
D. tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa
Câu 29: Đứng đầu các lộ, phủ thời Lý là chức quan gì?
A. Chánh, phó an phu Sứ
B. Hào Trương, Trấn Phủ
C. Tri Phủ, Tri Châu
D. Tổng Đốc, Tri Phủ
Câu 30: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?
A. Chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh
B. Sự phản bội của một số binh lính
C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta
D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta
Câu 31: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu y học tiêu biểu dưới thời Lê sơ?
A. Hồng Đức bản đồ
B. An Nam hình thăng đồ
C. Lập thành toán pháp
D. Bản thảo thực vật toát yếu
Câu 32: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy?
A. Quách Quỳ, Triệu Tiết
B. Hòa Mâu, Ô Mã Nhi
C. Liễu Thăng, Triệu Tiết
D. Hầu Nhân Bảo, Vương Thông
Câu 33: Huyện nào xa nhất trong 5 huyện thuộc quận Nhật Nam dưới thời kì Bắc thuộc?
A. Tượng Lâm
B. Lô Dung.
C. Chu Ngô.
D. Tây Quyền.
Câu 34: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 35: Kinh thành Thăng Long được bao vây bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là:
A. Cấm thành
B. La thành
C. Hoàng thành
D. Vi thành
Câu 36:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên?
A. Đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ
B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt
C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt
D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Câu 37: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau: “Vó ngựa…đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó”
A. Trung Hoa.
B. Mông Cổ.
C. Ả Rập.
D. Đại Đường.
Câu 38: Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân đô hộ Minh là:
A. Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã.
B. Khởi nghĩa Phạm Trấn và Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ.
C. Khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
D. Khởi nghĩa Phạm Tất Đại và khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi.
Câu 39: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?
A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.
B. Thành lập chính quyền mới.
C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.
D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
Câu 40: Đâu không phải lí do khiến Lê Lợi đồng ý với kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích?
A. Đất rộng, người đông, vị trí hiểm yếu.
B. Nguyễn Chích thông thuộc địa hình ở Nghệ An.
C. Lực lượng quân Minh ở đây mỏng hơn.
D. Đây là quê hương của Lê Lợi, nhân dân ủng hộ khởi nghĩa Lam Sơn.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì II
Bình luận