Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để
A. thờ Khổng Tử.
B. dạy cho các hoàng tử, công chúa.
C. dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.
D. ghi chép quốc sử.
Câu 2: Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt cùng với nhân vật lịch sử nào chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thủy, bất ngờ tấn công vào đất Tống?
A. Tông Đản
B. Quách Quỳ.
C. Thân Cảnh Phúc
D. Nùng Trí Cao.
Câu 3: “Đại Việt sử kí” do ai biên soạn?
A. Lê Văn Hưu.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trương Hán Siêu.
D. Phạm Sư Mạnh.
Câu 4: Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?
A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
Câu 5: Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi vang dội trong trận
A. Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Chi Lăng – Xương Giang.
C. Đông Bộ Đầu.
D. Bạch Đằng.
Câu 6: Nhà Minh lấy cớ gì để đem quân sang xâm lược Đại Ngu?
A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
B. Nhà Hồ đem quân tiến sát biên giới Trung Quốc.
C. Nhà Hồ thực hiện cải cách.
D. Quý tộc nhà Trần cầu viện quân Minh.
Câu 7: Quốc gia Đại Việc thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á?
A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.
B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.
C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.
D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đại Việt dưới thời Lê sơ?
A. Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến nông.
B. Tinh thần nỗ lực, hăng say lao động của nhân dân.
C. Đất nước hòa bình, rất ít khi xảy ra chiến tranh.
D. Nông dân không phải nộp tô thuế cho nhà nước.
Câu 9: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 10: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.
C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.
D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
Câu 11: Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để
A. ghi chép lại chính sử của đất nước.
B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.
C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
D. ca ngợi công lao của các vị vua.
Câu 12: Ý nào không minh chứng cho sự chuẩn bị của nhà Tống cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt?
A. Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía Nam
B. Ngăn trở việc buôn bán đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người
C. Xây dựng các căn cứ để chuẩn bị cho cuộc chiến ở gần biên giới Đại Việt
D. Cử sứ giả sang Đại Việt mượn đường để đánh Champa
Câu 13: Ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa là
A. nông nghiệp.
B. thủ công nghiệp.
C. thương nghiệp.
D. mậu dịch hàng hải.
Câu 14: Điểm mới trong chính sách phát triển giáo dục – văn hóa dân tộc của nhà Lê sơ là gì?
A. Dựng Văn Miếu ở Kinh đô để thờ Khổng Tử.
B. Mở trường học ở các địa phương trên cả nước.
C. Dựng bia Tiến sĩ để vinh danh những người đỗ đạt.
D. Tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Câu 15: Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn đã buộc Vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận kết thúc chiến tranh?
A. Tân Bình - Thuận Hóa.
B. Tốt Động - Chúc Động.
C. Chi Lăng - Xương Giang.
D. Ngọc Hồi - Đống Đa.
Câu 16: Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần
A. mới được thành lập.
B. bước đầu phát triển.
C. phát triển mạnh mẽ.
D. lâm vào khủng hoảng.
Câu 17: Ai là người được vua Trần giao trọng trách chức vụ Quốc công tiết chế (tổng chỉ huy quân đội) trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)?
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Quang Khải.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Khánh Dư.
Câu 18: Dưới thời Trần chức quan trông coi, đốc thúc việc sửa, đắp đê gọi là
A. Hà đê sứ.
B. Đồn điền sứ.
C. Đắp đê sứ.
D. Khuyến nông sứ.
Câu 19: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước.
B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.
Câu 20: Các chức quan như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ được triều đình đặt ra nhằm mục đích gì?
A. Chuyên trách về sản xuất nông nghiệp.
B. Dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.
C. Ghi chép chính sử của quốc gia.
D. Tăng cường lực lượng cho quân đội triều đình.
Câu 21: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca
A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo
B. Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo
C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo
D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập
Câu 22: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 - 1923 là?
A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui
B. Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam
C. Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi
D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công
Câu 23: Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào?
A. Năm 1400.
B. Năm 1406.
C. Năm 1407.
D. Năm 1408.
Câu 24: Nhà Lý chia nước ra bao nhiêu lộ, phủ?
A. 24 lộ phủ
B. 22 lộ phủ
C. 40 lộ phủ
D. 42 lộ phủ
Câu 25: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.
B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đsung đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba.
D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức.
Câu 26: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?
A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.
B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ.
C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.
D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.
Câu 27: Kinh đô Thăng Long chính thức được thành lập vào năm nào?
A. Năm 939
B. Năm 1009
C. Năm 1010
D. Năm 1012
Câu 28: Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?
A. Lộ -Huyện-Hương, xã
B. Lộ-Phủ-Châu, xã
C. Lộ-Phủ-Châu-Hương, xã
D. Lộ-Phủ-Huyện-Hương, xã
Câu 29: Vị vua nào dưới thời Trần khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiên Trúc Lâm Đại Việt ?
A.Trần Thái Tông.
B.Trần Thánh Tông.
C.Trần Nhân Tông.
D. Trần Anh Tông.
Câu 30: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?
A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.
C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
Câu 31: Lực lượng nhà Minh vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân?
A. 10 vạn quân và hàng nghìn dân phu.
B. 30 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.
C. 40 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.
D. 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu.
Câu 32: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho giáo
D. Thiên chúa giáo
Câu 33: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?
A. Đòi lại những vùng đất mà trước kia đã bị Đại Việt chiếm giữ.
B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.
D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.
Câu 34: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào?
A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh
B. Quan hệ bình thường
C. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian
D. Hòa hiếu thân thiện
Câu 35: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
Câu 36: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?
A. Thi Hội
B. Thi Hương
C. Thi Đình
D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.
Câu 37: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?
A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
B. Bỏ vũ khí ra hàng.
C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.
D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.
Câu 38: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là?
A. Thực hiện chế độ hạn nô
B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp
C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội
D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
Câu 39: Điểm độc đáo trong bộ máy cai trị của nhà Trần là gì?
A. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
B. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.
C. Chia cả nước thành 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
D. Đặt lệ: không lập hoàng hậu, không lấy Trạng nguyên.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?
A. Đẩy mạnh việc làm thủy lợi.
B. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê sản xuất.
C. Cấm giết mổ, trộm cắp trâu bò để bảo vệ sức kéo.
D. Nghiêm cấm nhân dân khai khẩn đất hoang.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì II
Bình luận