Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Giữa thế kỉ XIV, Vương quốc Chăm-pa
A. được thành lập.
B. bước vào giai đoạn ổn định.
C. lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
D. bị Chân Lạp thôn tính.
Câu 2: Năm 1010, Lý Công uẩn rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Đại La (Hà Nội).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Vạn An (Nghệ An).
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) kết thúc thắng lợi là bởi
A. quân dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng.
B. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
C. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
D. quân dân Đại Việt giành thắng lợi quyết định tại sông Bạch Đằng.
Câu 4: Dưới thời Trần, kinh thành Thăng Long được chia thành
A. 36 phường.
B. 63 phường.
C. 61 phường.
D.16 phường.
Câu 5: Quân đội Đại Việt dưới thời nhà Lý và nhà Trần đều được xây dựng theo
A. chủ trương “cốt đông, không cốt tinh nhuệ”.
B. chính sách “nghĩa vụ quân sự bắt buộc”.
C. chủ trương “tinh nhuệ, hiện đại hóa”.
D. chính sách “ngụ binh ư nông”.
Câu 6: Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?
A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đại Việt dưới thời Lê sơ?
A. Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến nông.
B. Tinh thần nỗ lực, hăng say lao động của nhân dân.
C. Đất nước hòa bình, rất ít khi xảy ra chiến tranh.
D. Nông dân không phải nộp tô thuế cho nhà nước.
Câu 8: Trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423), nghĩa quân Lam Sơn
A. liên tiếp giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
B. nhanh chóng làm chủ được nhiều vùng đất rộng lớn.
C. gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.
D. không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 9: Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để
A. ghi chép lại chính sử của đất nước.
B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.
C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
D. ca ngợi công lao của các vị vua.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm.
B. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
C. Quân Minh lực lượng ít, vũ khí thô sơ, khí thế chiến đấu kém cỏi.
D. Nhân dân Việt Nam có tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của Hồ Quý Ly?
A. Phát hành tiền đồng thay cho tiền giấy.
B. Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại.
C. Hạn chế ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo.
D. Tăng cường, củng cố quân đội.
Câu 12: Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để
A. thờ Khổng Tử.
B. dạy cho các hoàng tử, công chúa.
C. dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.
D. ghi chép quốc sử.
Câu 13: Chính sách “hạn điền” của Hồ Quý Ly được hiểu là
A. hạn chế sở hữu nô tì.
B. hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn.
C. hạn chế người dân đi lại.
D. xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nhân dân.
Câu 14: Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã
A. kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.
B. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho dân tộc.
C. buộc nhà Minh phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt,
D. đưa nước Đại Việt trở thành cường quốc mạnh nhất châu Á.
Câu 15: Súng “thần cơ” do ai sáng chế ra?
A. Hồ Nguyên Trừng.
B. Hồ Quý Ly.
C. Trần Ngỗi.
D. Trần Quý Khoáng.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế?
A. Quy định lại biểu thuế ruộng, thuế đinh.
B. Những năm đói kém, bắt nhà giàu bán thóc cho dân.
C. Thống nhất các đơn vị đo lường.
D. Phát hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.
Câu 17: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
A. Trả lại thư ngay.
B. Vội vàng xin giảng hòa.
C. Bắt giam sứ giả vào ngục.
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?
A. Đẩy mạnh việc làm thủy lợi.
B. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê sản xuất.
C. Cấm giết mổ, trộm cắp trâu bò để bảo vệ sức kéo.
D. Nghiêm cấm nhân dân khai khẩn đất hoang.
Câu 19: Công trình kiến trúc nào tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là
A. Thánh Địa Mỹ Sơn.
B. Đền Bô-rô-bu-đua.
C. Đền Ăng-co Vát.
D. Đại bảo tháp San-chi.
Câu 20: Cảng Thị Nại thuộc tỉnh nào ngày nay?
A. Bình Định.
B. Ninh Thuận.
C. Quảng Ngãi.
D. Cà Mau.
Câu 21: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 22: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?
A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
Câu 23: Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh.
C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.
Câu 24: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?
A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.
B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.
D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.
Câu 25: Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta?
A. Cuối năm 1076
B. Đầu năm 1077
C. Cuối năm 1075
D. Đầu năm 1076
Câu 26: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?
A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc.
Câu 27: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, trước thế giặc mạnh, nhà Trần đã rút khỏi Thăng Long về vùng nào?
A. Thiên Trường.
B. Thiên Mạc.
C. Vạn Kiếp.
D. Long Hưng.
Câu 28: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 29: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?
A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
B. Bỏ vũ khí ra hàng.
C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.
D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.
Câu 30: Điểm tập kích đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An là
A. Thành Trà Lân.
B. Thành Nghệ An.
C. Diễn Châu.
D. đồn Đa Căng.
Câu 31: Vương triều mới được ra đời sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được gọi là
A. Lê Sơ.
B. Lê Trung Hưng.
C. Mạc.
D. Trịnh.
Câu 32: Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần là
- A. nông dân.
- B. thợ thủ công.
- C. thương nhân.
D. nô tì.
Câu 33: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
A. Tập trung tiêu diệt nhanh quân Tống.
B. Ban thưởng cho quân lính.
C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 34: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước
B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong
D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống
Câu 35: Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân đô hộ Minh là:
A. Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã.
B. Khởi nghĩa Phạm Trấn và Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ.
C. Khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
D. Khởi nghĩa Phạm Tất Đại và khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi.
Câu 36: Nhà Minh sử dụng duyên cớ nào để xuất quân tấn công Đại Ngu?
A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
B. Nhà Hồ không thực hiện triều cống theo lệ.
C. Nhà Hồ không tiếp nhận sắc phong của vua Minh.
D. Nhà Hồ gây xung đột ở biên giới nhà Minh.
Câu 37: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
Câu 38: Dưới thời Trần chức quan trông coi, đốc thúc việc sửa, đắp đê gọi là
A. Hà đê sứ.
B. Đồn điền sứ.
C. Đắp đê sứ.
D. Khuyến nông sứ.
Câu 39: Chế độ ngụ binh ư nông không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?
A. Đảm bảo được một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần
B. Đảm bảo lao động cho sản xuất nông nghiệp
C. Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội
D. Duy trì một lực lượng tại ngũ lớn phục vụ cho quá trình Nam tiến
Câu 40: Nhà Minh sử dụng duyên cớ nào để xuất quân tấn công Đại Ngu?
A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
B. Nhà Hồ không thực hiện triều cống theo lệ.
C. Nhà Hồ không tiếp nhận sắc phong của vua Minh.
D. Nhà Hồ gây xung đột ở biên giới nhà Minh.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì II
Bình luận