Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều bài 17 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (TK XIII) (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 17 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (TK XIII) - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì?

  • Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước
  • Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống
  • Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa
  • Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt

Câu 2: Năm 1257, khi Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt rồi 3 lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng thì vua đã làm gì?

  • Cho bắt giam sứ giả
  • Ra lệnh cả nước ra sức tập luyện
  • Chuẩn bị vũ khí sẵn sàng đánh giặc
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

  • Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến
  • Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến
  • Cho sứ giả của mình sang giảng hòa
  • Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải

Câu 4: Đầu tháng 1/1258, ai đã chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt? 

  • Trần Thái Tông
  • Trần Thủ Độ
  • Trần Thánh Tông
  • Ngột Lương Hợp Thai 

Câu 5: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

  • Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc
  • Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta
  • Thực hiện “vườn không nhà trống”
  • Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc

Câu 6: Nhà Trần rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách nào?

  • Vườn không nhà trống
  • Ngụ binh ư nông
  • Hòa giải
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

  • Trần Quốc Tuấn
  • Trần Quốc Toản
  • Trần Quang Khải
  • Trần Khánh Dư

Câu 8: Ngày 29/1/1258, quân Trần tổ chức tấn công lớn ở đâu?

  • Thăng Long
  • Đông Bộ Đầu
  • Thái La
  • Cham-pa

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?

  • Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến
  • Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến
  • Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba
  • Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức

Câu 10 : Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 thể hiện nhà Trần có thái độ gì? 

  • Tinh thần chống giặc kiên cường, bất khuất
  • Không chịu đầu hàng, lùi bước trước kẻ thù của vua quan và nhân dân thời Trần
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 11: Tướng giặc nào chỉ huy quân Mông Cổ tiến vào xâm lược Đại Việt lần thứ nhất?

  • Toa Đô
  • Thoát Hoan
  • Ngột Lương Hợp Thai
  • Ô Mã Nhi

Câu 12: Vì sao khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: "Năm nay đánh giặc nhàn"?

  • Ông đã nắm chắc địch chấp nhận giao chiến với ta trên sông nước
  • Địch đã từ bỏ sở trường
  • Địch bị buộc phải đánh theo cách thủy chiến sở trường của Đại Việt
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Mục đích chính của quân Mông Cổ khiên tiến quân xâm lược Đại Việt lần thứ nhất là gì?  

  • Làm bàn đạp để tấn công nhà Tống từ phía Nam
  • Làm bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống khu vực Đông Nam Á
  • Chinh phạt Đại Việt vì đã bắt giam sứ giả Mông Cổ
  • Phù Lý diệt Trần

Câu 14: Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) là?

  • Kết quả của lòng yêu nước, của sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia đánh giặc
  • Nhà Trần đã đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo, biết phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông "lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh", "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu",...
  • Tài năng thao lược của các vua nhà Trần cùng các danh tướng như Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, trước thế giặc mạnh, nhà Trần đã rút khỏi Thăng Long về vùng nào?  

  • Thiên Trường
  • Thiên Mạc
  • Vạn Kiếp
  • Long Hưng

Câu 16: Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên là?

  • Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra nền thái bình hơn một thế kỉ cho Đại Việt
  • Chiến thắng góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á
  • Khẳng định tinh thần quật cường, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục trước bất kì kẻ thù nào
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Sự kiện nào dưới đây không minh chứng cho tinh thần dũng cảm của quân dân nhà Trần trước sức mạnh của quân Mông Cổ?  

  • Ba lần bắt giam sứ giả Mông Cổ
  • Chuẩn bị lực lượng kháng chiến
  • Đem quân nghênh chiến khi giặc vừa tràn vào Đại Việt
  • Viết thư giảng hòa tạm thời

Câu 18: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc?

  • Ông là người chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên năm 1285 và 1288.
  • Những chiến lược đánh giặc của ông đã đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến ngày nay
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 19: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau:  “Vó ngựa…đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó”  

  • Trung Hoa
  • Mông Cổ
  • Ả Rập
  • Đại Đường

Câu 20: Vai trò của Trần Thủ Độ: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất vào năm 1258 là?

  • Thái sư Trần Thủ Độ giữ vai trò là Tổng chỉ huy của cuộc chiến đấu
  • Trong những giờ phút nguy cấp nhất của cuộc chiến đấu một mất một còn giữa ta và địch, ông không ít kẻ tỏ ra dao động, thậm chí run sợ, điều này đã khích lệ tinh thần của vua và binh sĩ
  • Ông đã đưa ra những mưu lược đúng đắn và lãnh đạo cuộc kháng chiến giành thắng lợi
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác