Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?
a. chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần
- b. chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam
- c. chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc
- d. vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh
Câu 2: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thời gian nào?
- a. Đầu thế kỉ XVIII
- b. Giữa thế kỉ XVIII
- c. Nửa cuối thế kỉ XVIII
d. Cuối thế kỉ XVIII
Câu 3: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn
- a. Đánh bại quân xâm lược Xiêm.
- b. Đánh bại quân xâm lược Thanh.
- c. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.
d. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.
Câu 4: Ai là người tự xưng là "quốc phó" lấn át quyền hành của chúa Nguyễn?
- a. Mai Thúc Loan
b. Trương Phúc Loan
- c. Nguyễn Hữu Chính
- d. Vũ Văn Nhậm
Câu 5: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở đâu?
- a. Điện Biên (Lai Châu)
- b. Sơn La
- c. Ba Tơ (Quảng Ngãi)
d. Truông Mây (Bình Định)
Câu 6: "Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành"
Hai câu thở trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong?
- a. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
- b. Khởi nghĩa Cao Bá Quát
c. Khởi nghĩa chàng Lía
- d. khởi nghĩa Tây Sơn
Câu 7: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?
a. Tây Sơn thượng đạo
- b. Tây Sơn hạ đạo
- c. Truông Mây
- d. Phú Xuân
Câu 8: Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu?
- a. Bình Định
- b. Thanh Hóa
c. Nghệ An
- d. Hà Tĩnh
Câu 9: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?
- a. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
- b. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
- c. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
d. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
Câu 10: Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?
a. đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng
- b. tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
- c. đánh vào Nam tiêu diệt quân Xiêm
- d. đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy
Câu 11: "Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ... lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau... Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng"
Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?
- a. tình trạng sưu thuế nặng nề của nông dân
- b. tình trạng tham nhũng của quan lại
c. đời sống xa xỉ của quan lại
- d. các cuộc đấu tranh của nông dân phát triển
Câu 12: Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?
- a. Tây Sơn – Bình Định
b. An Khê – Gia Lai
- c. An Lão – Bình Định
- d. Đèo Măng Giang – Gia Lai
Câu 13: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?
- a. do chủ trương thống nhất đất nước
- b. do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn
c. do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo
- d. do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ
Câu 14: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
a. mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong
- b. nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm
- c. nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh
- d. yêu cầu thống nhất đất nước
Câu 15: Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?
- a. được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh
- b. được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu
- c. được sự ủng hộ của người Pháp
d. được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số
Bình luận