Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì?

  • A. Đòi cải cách tôn giáo
  • B. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến
  • C. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến
  • D. Đòi giải phóng nông nô.

Câu 2: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

  • A. Đạo Hồi.
  • B. Đạo Tin Lành.
  • C. Đạo Do Thái.
  • D. Đạo Kito

Câu 3: Trong giáo lý của mình, Lu-thơ chủ trương vấn đề gì?

  • A. Lên án những hành vi của giáo hoàng
  • B. “Cứu vớt con người bằng lòng tin”
  • C. Chỉ trích giáo lý giả dối của giáo hội
  • D. Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội

Câu 4: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào Cải cách tôn giáo là:

  • A. Can-vanh
  • B. Tô-mát Muyn-xe
  • C. Lu-thơ
  • D. Đê- các-tơ.

Câu 5: Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?

  • A. Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.
  • B. Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên
  • C. Giáo hội dựa vào kinh thánh của đạo Ki-tô bóc lột nhân dân về mặt tinh thần
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

  • A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
  • B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu.
  • C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.
  • D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại.

Câu 7: Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra trước tiên ở nuớc nào?

  • A. Nước Pháp
  • B. Nước Đức
  • C. Nước Thụy Sĩ
  • D. Nước Anh

Câu 8: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là:

  • A. Rem-bran
  • B. Van-Gốc
  • C. Lê-vi-tan
  • D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

Câu 9: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là:

  • A. “Những người khổng lồ”.
  • B. “Những người thông minh”.
  • C. “Những người vĩ đại”.
  • D. “Những người xuất chúng”.

Câu 10: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?

  • A. Lu-thơ
  • B. Can-vanh
  • C. Ga-li-lê
  • D. Cô-péc-ních.

Câu 11: Nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

  • A. Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
  • B. Đề cao, khoa học tự nhiên
  • C. Đề cao giá trị con người
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 12: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là nước nào?

  • A. Nước Pháp
  • B. Nước Bỉ
  • C. Nước Ý
  • D. Nước Anh

Câu 13: Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

  • A. Đạo hồi
  • B. Đạo Ki-tô
  • C. Đạo Phật
  • D. Ấn Độ giáo.

Câu 14: Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì?

  • A. Phật giáo
  • B. Ki-tô giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Ấn Độ giáo

Câu 15: Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XIV – XVII
  • B. Giữa thế kỉ XIV – XVII
  • C. Cuối thế kỉ XIV-XVII
  • D. Đầu thế kỉ XIV – XVII

Câu 16: “Ông đã chứng minh được trung tâm hệ thống hành tinh chúng ta là Mặt Trời, Trái Đất tự xoay xung quanh trục của nó và xoay xung quanh Mặt Trời”. Ông là ai?

  • A. Cô-péc-ních.
  • B. Ga-li-lê.
  • C. Đê-các-tơ
  • D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

Câu 17: “Ông cho rằng Mặt Trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là một trong vô số thái dương hệ”. Ông là ai?

  • A. Cô-péc-ních
  • B. Bru-nô
  • C. Đê-các-tơ
  • D. Ga-li-lê.

Câu 18: Ai là người đã chứng minh được tính khoa học vững chắc của thuyết Nhật tâm của Cô-péc-ních?

  • A. Bru-nô.
  • B. Ga-li-lê
  • C. Đê-các-tơ
  • D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác