Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI-XII) (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục?  

  • A. Mở các trường công để đào tạo con em quý tộc, quan lại
  • B. Định lệ thi thái học sinh 7 năm một lần
  • C. Quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình
  • D. Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu

Câu 2: Thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có gọi là gì?

  • A. Thái Ấp
  • B. Điền trang
  • C. Tịch điền
  • D. Trang viên

Câu 3: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?

  • A. Quân phải đông, nước mới mạnh
  • B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông
  • C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ
  • D. Quân đội phải văn võ song toàn

Câu 4: Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần như thế nào?

  • A. Nền kinh tế trì trệ, mất mùa liên tục xảy ra
  • B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực, đói khổ
  • C. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra khắp nơi
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 5: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt sau ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là gì?

  • A. Bị tàn phá nặng nề nhưng được phục hồi nhanh chóng
  • B. Phương thức sản xuất mới được du nhập thúc đẩy kinh tế phát triển
  • C. Không bị ảnh hưởng
  • D. Bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi

Câu 6: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12/1226
  • B. Tháng 11/1225
  • C. Tháng 8/1226
  • D. Tháng 7/1225

Câu 7: Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất của quân Mông Cổ?

  • A. Tây Kết
  • B. Chương Dương
  • C. Đông Bộ Đầu
  • D. Hàm Tử

Câu 8: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ của vua Trần như thế nào?

  • A. Trả lại thư ngay
  • B. Bắt giam vào ngục
  • C. Tỏ thái độ giảng hòa
  • D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ

Câu 9: Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự gì?

  • A. Tập hợp đông đảo nhân dân đấu tranh.
  • B. Tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu.
  • C. Nước nhỏ chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều lần.
  • D. Buộc địch chuyển từ chủ động sang bị động.

Câu 10: Nghệ thuật “Tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” đã được quân dân nhà Trần vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2?

  • A. Thực hiện vườn không nhà trống, phản công chiến lược
  • B. Chủ động đánh trước để chặn thế mạnh của giặc
  • C. Chủ động đánh nhanh thắng nhanh
  • D. Chủ động giảng hòa để củng cố lực lượng

Câu 11: Hồ Quý Lý đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực cải cách tài chính?  

  • A. Ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.
  • B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
  • C. Hạn chế nô tì của quý tộc, quan lại, vương hầu.
  • D. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

Câu 12: Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là :

  • A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
  • B. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
  • C. Xây dựng theo chủ trương “đông đảo, tinh nhuệ”.
  • D. Xây dựng theo chủ trương “cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

Câu 13: Nhân tố nào tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều Trần với nhân dân?

  • A. Nhà Trần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
  • B. Nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều.
  • C. Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến.
  • D. Nhân dân có tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng.

Câu 14: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288?

  • A. Con nước thủy triều
  • B. Sự suy yếu của quân Mông Nguyên
  • C. Cây cối rậm rạp
  • D. Sự ủng hộ của nhân dân 

Câu 15: Năm 1358, diễn ra cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân? Khởi nghĩa nổ ra ở đâu?

  • A. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh - ở Thanh Hóa
  • B. Khởi nghĩa của Nguyễn Bố - Ở Bắc Giang
  • C. Khởi nghĩa của Nguyễn KỴ - ở Nông Cống
  • D. Khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương

Câu 16: Tại sao lại nói rằng nước Đại Việt dưới thời nhà Trần phát triển hơn dưới thời Lý?

  • A. Thời Trần sử đổi, bổ sung thêm pháp luật
  • B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng
  • C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế
  • D. Tất cả các câu trên

Câu 17: Ai là người được vua Trần giao trọng trách Quốc công tiết chế trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)?

  • A. Trần Thủ Độ
  • B. Trần Quang Khải
  • C. Trần Quốc Tuấn
  • D. Trần Khánh Dư

Câu 18: Đâu là nơi diễn ra trận đụng độ đầu tiên của quân Mông Cổ với quân dân nhà Trần? 

  • A. Bình Lệ Nguyên
  • B. Đông Bộ Đầu
  • C. Chương Dương
  • D. Bạch Đằng

Câu 19: Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hóa?  

  • A. Hình thành các công trường thủ công
  • B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi
  • C. Xuất hiện các làng nghề thủ công
  • D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao

Câu 20: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không thành công khi vấp phải vấn đề căn bản nào?

  • A. Sự uy hiếp của nhà Minh
  • B. Sự chống đối của quý tộc Trần
  • C. Lòng dân không thuận
  • D. Tiềm lực đất nước trống rỗng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác