Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc………”
A. Văn hóa Thăng Long
- B. Văn hóa Đại Nam
- C. Văn hóa Đại La
- D. Văn hóa Hoa Lư
Câu 2: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?
- A. Chữ Nho
- B. Chữ tượng hình
C. Chữ Phạn
- D. Chữ Hin-đu
Câu 3: Mùa xuân 1077, gắn với lịch sử dân tộc ta như thế nào?
- A. Lê Hoàn đánh bại quân nhà Tống
- B. Vua tôi nhà Trần đánh bại quân Mông – Nguyên
C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống
- D. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động ở vùng sông Chu (Thanh Hóa)
- A. Cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ
B. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thanh
- C. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Kỵ
- D. Cuộc khởi nghĩa Phạm Sư Ôn
Câu 5: Sau cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô như thế nào?
- A. Được hưởng thành quả do phát kiến mang lại.
- B. Được ấm no vì của cải xã hội ngàv càng nhiều.
- C. Bị thất nghiệp vì phải làm thuê cho tư sản.
D. Bị trở thành những người nô lệ.
Câu 6: Đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV là gì?
- A. Nổ ra sớm, mạnh mẽ, liên tục, phối hợp chặt chẽ.
B. Nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp.
- C. Nổ ra muộn, nhưng phát triển mạnh mẽ.
- D. Nổ ra muộn, nhưng phát triển liên tục, phối hợp chặt chẽ.
Câu 7: Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là gì?
A. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu.
- B. Nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.
- C. Nhà nước phong kiến phân quyền.
- D. Nhà nước trở thành Hoàng Đế hay Đại Vương.
Câu 8: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?
- A. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bih lực lượng phản công
- B. Dâng biểu xin hàng
C. Lui quân để bảo toàn lực lượng
- D. Dốc toàn lực phản công
Câu 9: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuât nông nghiệp như thế nào?
- A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút.
B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.
- C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ
- D. Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu.
Câu 10: Hãy cho biết những nghề thủ công phát triển dưới thời Đinh Tiền Lê?
A. Đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt vải, làm đồ gốm.
- B. Đúc đồng, luyện kim, làm đồ trang sức.
- C. Đức đồng, rèn sắt, dệt vải.
- D. Đúc đồng, rèn sắt, làm đồ trang sức, làm đồ gốm.
Câu 11: Những ai được tuyển chọn vào cấm quân?
A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần
- B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi
- C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu
- D. Trai tráng con em quan lại trong triều
Câu 12: Cư dân chủ yếu của thành thị xã hội phong kiến châu Âu là
- A. Lãnh chúa và nông nô.
- B. Lãnh chúa và thương nhân.
C. Thợ thủ công và thương nhân.
- D. Thợ thủ công và nô lệ.
Câu 13: Cuối thế kỉ XIV, người có công chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn là ai?
- A. Trần Hưng Đạo
B. Hồ Nguyên Trừng
- C. Trần Quang Khải
- D. Trần Nguyên Đán
Câu 14: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng-co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
- A. Nông nghiệp phát triển.
- B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, sang hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu Mê Công.
- C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như 1 thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo nổi tiếng thế giới.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 15: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?
- A. Củng cố khối đoán kết dân tộc.
- B. Tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- C. Củng cố nền thống nhất quốc gia.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 16: Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?
- A. Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.
- B. Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên.
- C. Giáo hội dựa vào kinh thánh của đạo Ki-tô bóc lột nhân dân về mặt tinh thần.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 17: Vào thời gian nào hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi?
- A. Những năm 30 của thế kỉ XVII
- B. Những năm 50 của thế kỉ XVIII
C. Những năm 40 của thế kỉ XVIII
- D. Những năm 60 của thế kỉ XVII
Câu 18: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì?
- A. Bắc Bình Vương
B. Vạn Thắng Vương
- C. Bình Định Vương
- D. Bố Cái Đại Vương
Câu 19: Quân ở làng xã gọi là gì?
- A. Phiên binh
- B. Chính binh
- C. Cấm binh
D. Hương binh
Câu 20: Đến thế kỉ III TCN, đất nước Ma-ga-da trở nên hùng mạnh nhất dưới thời vua nào?
- A. A-co-ba
B. A-sô-ca
- C. Sa-mu-dra-gup-ta
- D. Mi-hi-ra-cu-la
Câu 21: Ai là thầy giáo, nhà nho dưới thời Trần được triều đình trọng dụng nhất?
A. Chu Văn An
- B. Trương Hán Siêu
- C. Đoàn Nhữ Hải
- D. Phạm Sư Mạnh
Câu 22: Triều đình trung ương thời tiền Lê được tổ chức như thế nào?
- A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, quan võ.
- B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
C. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có Thái Sư và Đại Sư.
- D. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có các con của vua.
Câu 23: Nền tảng kinh tế của xã hội thời Lý là ngành gì?
A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Thủ công nghiệp
- D. Thương nghiệp
Câu 24: Lần đầu tiên họ đã đi vòng quanh Trái Đất gần hết 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522, đó là đoàn thám hiểm nào?
A. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien -Lan.
- B. Đoàn thám hiểm của Đi-a-xơ.
- C. Đoàn thám hiểm của Va-xcơ đơ Ga ma
- D. Đoàn thám hiểm của Cô-lôm-bô.
Câu 25: Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào?
- A. Vương hầu, quý tộc
B. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ
- C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ
- D. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ, nông dân
Câu 26: Chế độ phong kiến phương Đông khủng hoảng và suy vong trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ thế kỉ XV cho tới giữa thế kỉ XIX.
B. Từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX.
- C. Từ thế kỉ XVI cho tới đầu thế kỉ XIX.
- D. Từ thế kỉ XVI cho tới cuối thế kỉ XIX.
Câu 27: Nhà Minh đã đổi Quốc hiệu của nước ta thành quận của Trung Quốc đó là quận gì?
- A. Quận Cửu Châu
- B. Quận Nhật Nam
C. Quận Giao Chỉ
- D. Quận Hợp Phố
Câu 28: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam. Đó là chính sách của triều đại nào ở Trung Quốc?
A. Nhà Tần (221-206 TCN)
- B. Nhà Hán (206 TCN đến 220)
- C. Nhà Tùy (589-618)
- D. Nhà Đường (618-907)
Câu 29: Người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là ai?
- A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Thủ Độ
- C. Trần Thánh Tông
- D. Trần Quang Khải
Câu 30: Nhà Đinh tồn tại trong thời gian bao lâu?
- A. 10 năm
- B. 15 năm
- C. 14 năm
D. 12 năm
Câu 31: Thời gian tồn tại của nhà Lý nhiều hơn nhà Hồ là bao nhiêu năm?
- A. 215 năm
- B. 210 năm
C. 208 năm
- D. 220 năm
Câu 32: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
- A. Tầng lớp quý tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- C. Chủ nô và nô lệ.
- D. Địa chủ và nông dân.
Câu 33: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?
- A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.
- B. Do sự xúi dục của Cham-pa.
C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu-Hạ ở biên cương.
- D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.
Câu 34: Vương quốc Cham-pa được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á?
- A. Hạ lưu sông Mê Công
- B. Hạ lưu sông Mê Nam
C. Trung Bộ Việt Nam
- D. Các đảo của In-đô-nê-xi-a
Câu 35: Xã hội thời Trần gồm có những tầng lớp nào?
- A. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nông nô
- B. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nô tì, thợ thủ công
C. Vương hầu, quý tộc – địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền – thợ thủ công, thương nhân – nô tì, Nông nô
- D. Quý tộc – địa chủ - nông dân, nông nô, nông dân tự do, nông dân tá điền
Câu 36: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra?
- A. Lý Tự Thành
B. Chu Nguyên Chương
- C. Hốt Tất Liệt
- D. Lưu Bang.
Câu 37: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào thời gian nào?
- A. Tháng 8/1226
- B. Tháng 11/1225
C. Tháng 12/1226
- D. Tháng 7/1225
Câu 38: Ngôi Quyền đã cử ai làm Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An - Hà Tĩnh)?
A. Đinh Công Trứ
- B. Kiều Công Hãn
- C. Ngô Xương Ngập
- D. Ngô Xương Văn
Câu 39: Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XIV – XVII
- B. Giữa thế kỉ XIV – XVII
- C. Cuối thế kỉ XIV-XVII
- D. Đầu thế kỉ XIV – XVII
Câu 40: Kinh đô Thăng Long chính thức được thành lập vào năm nào?
- A. Năm 939
- B. Năm 1009
C. Năm 1010
- D. Năm 1012
Bình luận