Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai?

  • a. Ngô Sĩ Liên
  • b. Lê Văn Hưu
  • c. Ngô Thì Nhậm
  • d. Nguyễn Trãi

Câu 2: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?

  • a. Nguyễn Trãi
  • b. Lê Thánh Tông
  • c. Ngô Sĩ Liên
  • d. Lương Thế Vinh

Câu 3: Tác phẩm địa lí Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên gọi là gì?

  • a. Nhất thống dư địa chỉ
  • b. Dư địa chí
  • c. Hồng Đức bản đồ
  • d. An Nam hình thăng đồ

Câu 4: Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là trạng Lường?

  • a. Mạc Đĩnh Chi
  • b. Lê Quý Đôn
  • c. Nguyễn Hiền
  • d. Lương Thế Vinh

Câu 5: Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là gì?

  • a. Bản thảo thực vật toát yếu
  • b. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
  • c. Phủ Biên tạp lục
  • d. Bản thảo cương mục

Câu 6: Nội dung nào không thuộc chính sách giáo dục thời Lê sơ (1428 - 1527)

  • a. dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long
  • b. mở trường học ở các lộ
  • c. tất cả nhân dân đều được đi học. đi thi
  • d. mở các khoa thi để tuyển chọn người tài

Câu 7: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây?

  • a. thể hiện lòng yêu nước sâu sắc
  • b. thể hiện lòng tự hào dân tộc
  • c. phê phán xã hội phong kiến
  • d. thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc

Câu 8: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?

  • a. chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục
  • b. có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng
  • c. nền kinh tế hàng hóa phát triển
  • d. tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa

Câu 9: "Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có".

Câu nói này phản ánh nội dung gì?

  • a. chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê
  • b. chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử
  • c. kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử
  • d. nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước

Câu 10: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ?

  • a. do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu
  • b. nhân dân không ủng hộ đạo Phật
  • c. Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền
  • d. Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời

Câu 11:  Việc sử dụng khoa cử làm con đường chủ yếu lựa chọn quan lại đã tạo ra biến đổi gì cho nhà nước phong kiến thời Lê sơ?

  • a. hình thành nền quân chủ quý tộc
  • b. hình thành nền quân chủ quan liêu
  • c. hình thành nền quân chủ chuyên chế tập quyền cao
  • d. hình thành nền quân chủ phân quyền

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác