Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 - 1923 là?

  • A. liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui
  • B. mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam
  • C. tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi
  • D. tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công

Câu 2: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
  • B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
  • C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm
  • D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
  • B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
  • C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
  • D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.

Câu 4: Ai là người đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An?

  • A. Lê Lợi
  • B. Nguyễn Chích
  • C. Nguyễn Trãi
  • D. Trần Nguyên Hãn

Câu 5: Hội thề Đông Quan diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Ngày 10 tháng 12 năm 1427
  • B. Ngày 12 tháng 10 năm 1427
  • C. Ngày 3 tháng 1 năm 1428
  • D. Ngày 1 tháng 3 năm 1428

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
  • B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
  • C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
  • D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 7: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?

  • A. Lê Lai
  • B. Lê Ngân
  • C. Trần Nguyên Hãn
  • D. Lê Sát

Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây: “Nghe tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở …. (1)… vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận ….(2)…. Để được an toàn rút quân về nước””.

  • A. 1) Đông Quan 2) Đầu hàng không điều kiện
  • B. 1) Chi Lăng 2) thua đau
  • C. 1) Đông Quan 2) Mở hội thề Đông Quan
  • D. 1) Xương Giang 2) Mở hội thề Đông Quan

Câu 9: Chiến thắng Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt bao nhiêu tên địch?

  • A. 15 vạn
  • B. Gần 5 vạn
  • C. Gần 10 vạn
  • D. 20 vạn

Câu 10: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:

  • A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
  • B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.
  • C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.
  • D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 11: Điểm tập kích đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An là?

  • A. Thành Trà Lân
  • B. Thành Nghệ An
  • C. Diễn Châu
  • D. Đồn Đa Căng

Câu 12: Vì sao quân ta phải chiếm thành Xương Giang trước khi viện binh của giặc đến?

  • A. Để chủ động đón đoàn quân địch
  • B. Không cho giặc có thành trú đóng, phải co cụm giữa cánh đồng
  • C. Lập phòng tuyến, không cho giặc về Đông Quan
  • D. Câu A và C đúng

Câu 13: Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Tháng 8 năm 1425.
  • B. Tháng 9 năm 1426.
  • C. Tháng 10 năm 1426.
  • D. Tháng 11 năm 1426.

Câu 14: Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Lũng Nhai
  • B. Đông Quan
  • C. Bình Than
  • D. Như Nguyệt

Câu 15: Tên tướng nào đã thay Liễu Thăng chỉ huy quân Minh tiến vào Đông Quan?

  • A. Lý Khánh
  • B. Lương Minh
  • C. Thôi Tụ
  • D. Hoàng Phúc

Câu 16: Vào thời gian nào 15 vạn quân viện binh của Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta?

  • A. Tháng 10 năm 1426
  • B. Tháng 10 năm 1427
  • C. Tháng 11 năm 1427
  • D. Tháng 12 năm 1427

Câu 17: Vì sao quân Minh lại chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi vào năm 1423?

  • A. lực lượng quân Minh ở Đại Việt suy yếu nghiêm trọng
  • B. tình hình chính trị của nhà Minh bất ổn
  • C. tìm cách mua chuộc Lê Lợi
  • D. quân Minh đang tập trung lực lượng đánh Champa

Câu 18: Vương Thông đã quyết định mở cuộc phản công đánh vào chủ lực của nghĩa quân Lam Sơn ở đâu?

  • A. Cao Bộ (Chương Mi, Hà Tây)
  • B. Đông Quan
  • C. Đào Đặng (Hưng Yên)
  • D. Tất cả các vùng trên

Câu 19: Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?

  • A. Nguyễn Trãi.
  • B. Lê Lợi.
  • C. Lê Lai.
  • D. Nguyễn Chích.

Câu 20: Quyết định nào của Lê Lợi đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. giảng hòa với quân Minh
  • B. chuyển quân vào Nghệ An
  • C. tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động
  • D. giản phóng Tân Bình, Thuận Hóa

Câu 21: Với thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh phải rút về đâu để cố thủ?

  • A. Nghệ An
  • B. Thanh Hóa
  • C. Đông Quan
  • D. Đông Triều

Câu 22: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần?

  • A. 1     
  • B. 2
  • C. 3     
  • D. 4

Câu 23: Từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu vực rộng lớn từ đâu đến đâu?

  • A. Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa
  • B. Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân
  • C. Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam
  • D. Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình

Câu 24: Ba đạo quân Lam Sơn tiến quân ra Bác không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

  • A. tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch
  • B. giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa
  • C. cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai
  • D. chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang

Câu 25: Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành

  • A. 5 đạo
  • B. 13 đạo thừa tuyên
  • C. 10 lộ
  • D. 5 phủ

Câu 26: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?

  • A. Đạo – Phủ - huyện – Châu – xã
  • B. Đạo – Phủ - Châu – xã
  • C. Đạo –Phủ - huyện hoặc Châu, xã
  • D. Phủ - huyện – Châu

Câu 27: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

  • A. Lê Thái Tổ
  • B. Lê Thái Tông
  • C. Lê Nhân Tông
  • D. Lê Thánh Tông

Câu 28: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

  • A. bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
  • B. chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên
  • C. ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình
  • D. tăng cường lực lượng quân đội triều đình

Câu 29: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.

  • A. Lê Thái Tổ
  • B. Lê Thánh Tông
  • C. Lê Nhân Tông
  • D. Lê Hiển Tông

Câu 30: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

  • A. Lê Thái Tổ
  • B. Lê Thái Tông
  • C. Lê Thánh Tông
  • D. Lê Nhân Tông

Câu 31: Quân đội Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?

  • A. cấm quân và bộ binh
  • B. bộ binh và thủy binh
  • C. quân triều đình và quân địa phương
  • D. cấm quân và quân ở các lộ

Câu 32: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?

  • A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
  • B. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
  • C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.
  • D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.

Câu 33: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

  • A. Văn Đồ
  • B. Vạn Kiếp
  • C. Thăng Long
  • D. Các nơi trên

Câu 34: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

  • A. Phường hội
  • B. Quan xưởng
  • C. Làng nghề
  • D. Cục bách tác

Câu 35: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách:

  • A. lộc điền
  • B. quân điền
  • C. điền trang, thái ấp
  • D. thực ấp, thực phong

Câu 36: Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

  • A. nông dân
  • B. thợ thủ công
  • C. thương nhân
  • D. nô tì

Câu 37: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi:

  • A. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán
  • B. Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch
  • C. Tập trung các ngành nghề thủ công
  • D. Sản xuất các mặt hàng như, sành, sứ, vải, lụa

Câu 38: Quốc gia Đại Việc thời kì này có vị trớ như thế nào ở Đông Nam Á?

  • A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.
  • B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.
  • C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.
  • D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.

Câu 39: Nhà Lê sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp?

  • A. cho binh lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh
  • B. đặt chức quan chiên lo về nông nghiệp
  • C. đặt phép quân điền
  • D. đặt phép lộc điền

Câu 40: Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?

  • A. do quan niệm trọng nông
  • B. do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân
  • C. do họ có số lượng ít
  • D. do họ không tham gia vào sản xuất

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác