Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đến giữa thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập trước sự xâm lược của phương Tây?
A. Thái Lan
- B. Việt Nam
- C. Ma-lai-xi-a
- D. Phi-lip-pin
Câu 2: Vương quốc Lạn Xạng có chính sách ngoại giao như thế nào với Đại Việt và Cam-pu-chia?
- A. Đưa quân đánh Đại Việt và Cam-pu-chia
B. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và Cam-pu-chia
- C. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và lần chiếm Cam-pu-chia
- D. Lấn chiếm Đại Việt và giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia
Câu 3: Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?
- A. Trung Quốc.
- B. Nhật Bản.
C. Ấn Độ.
- D. Phương Tây.
Câu 4: Các bộ lạc Lào tập hợp thống nhất thành quốc gia nào vào thời gian nào?
- A. Năm 1350
- B. Năm 1351
- C. Năm 1352
D. Năm 1353
Câu 5: Chủ nhân đầu tiên sống trên đất Lào là tộc người nào?
A. Lào Thơng
- B. Lào Lùm
- C. Người Thái
- D. Người Khơ –me
Câu 6: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng-co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
- A. Nông nghiệp phát triển
- B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, sang hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu Mê Công
- C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như 1 thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo nổi tiếng thế giới
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 7: Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của hai quốc gia nào?
- A. Cham-pa và Su-khô-thay
B. Su-khô-thay và Lan Xang
- C. Pa-gan và Cham-pa
- D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va
Câu 8: Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co kéo dài trong bao lâu?
- A. Thế kỉ IX đến thế kỉ XII
- B. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIII
- C. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIV
D. Thế kỉ IX đến thế kỉ XV
Câu 9: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào sau đây?
- A. Lào
B. Mi-an-ma
- C. Cam-pu-chia
- D. Ma-lai-xi-a
Câu 10: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời trung cổ đại?
- A. Việt Nam
- B. Thái Lan
C. Cam-pu-chia
- D. Lào
Câu 11: Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a?
- A. Xu-ma-tơ-ra
- B. Xu-la-vê-di.
C. Gia-va (Mô-giô-pa-hít)
- D. Ca-li-man-tan.
Câu 12: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt đó là:
- A. Mùa khô và mùa hanh
B. Mùa khô và mùa mưa
- C. Mùa khô và mùa xuân
- D. Mùa thu và mùa hạ
Câu 13: Vương quốc Lạng Xạng (Lào) ra đời từ giai đoạn nào?
- A. Đầu thế kỉ XIV
B. Giữa thế kỉ XIV
- C. Nửa sau thế kỉ XIV
- D. Cuối thế kỉ XIV
Câu 14: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
- A. Cam-pu-chia
- B. Lào
- C. Phi-lip-pin
D. Mi-an-ma
Câu 15: Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Thái Lan
- B. Mi-an-ma
- C. Ma-lai-xi-a
- D. Xing-ga-po
Câu 16: Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào?
- A. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
- B. Giữa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
C. Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
- D. Cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
Câu 17: Vương quốc Cham-pa được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á?
- A. Hạ lưu sông Mê Công
B. Trung Bộ Việt Nam
- C. Hạ lưu sông Mê Nam
- D. Các đảo của In-đô-nê-xi-a
Câu 18: Vương quốc Phù Nam được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á?
- A. Trung Bộ Việt Nam
- B. Hạ lưu sông Mê Nam
C. Hạ lưu sông Mê Công
- D. Thượng nguồn sông Mê Công
Câu 19: Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là:
A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.
- B. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới.
- C. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới.
- D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu hàn đới.
Câu 20: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
- A. Mùa khô tương đối lạnh, mát
- B. Mùa mưa tương đối nóng
C. Gió mùa kèm theo mưa
- D. Khí hậu mát, ẩm
Xem toàn bộ: Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Bình luận