Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 5: Ấn Độ thời phong kiến. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại là?
A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
- B. Ma-ha-bha-ra-ta và Prit-si-cat
- C. Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a
- D. Ra-ma-ya-na và Mê-ga-du-ta
Câu 2: Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ:
A. Tên một dòng sông.
- B. Tên một ngọn núi.
- C. Tên một vị thần.
- D. Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên.
Câu 3: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?
- A. Chữ Nho
- B. Chữ tượng hình
C. Chữ Phạn
- D. Chữ Hin-đu
Câu 4: Quốc gia lớn mạnh nhất thời cổ đại ở Ấn Độ là:
- A. Kashi.
- B. Kosala.
C. Magadha.
- D. Vrijis.
Câu 5: Kinh Vê-đa được viết bằng chữ gì?
A. Chữ Phạn
- B. Chữ tượng hình
- C. Chữ Nho
- D. Chữ Hin-đu
Câu 6: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?
- A. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo
- B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi Giáo
- C. Khôi phục và phát triển kinh tế Ấn Độ
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 7: Phật giáo ra đời trong thời gian nào?
- A. Thế kỉ V TCN.
B. Thế kỉ VI TCN.
- C. Thế kỉ VII TCN.
- D. Thế kỉ XVIII TCN.
Câu 8: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai?
A. A-cơ-ba
- B. A-sô-ca
- C. Sa-mu-dra-gup-ta
- D. Mi-bi-ra-cu-la
Câu 9: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?
A. Vương triều Gúp-ta.
- B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
- C. Vương triều Mô-gôn.
- D. Vương triều Hác-sa.
Câu 10: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?
A. Đều là vương triều của người nước ngoài.
- B. Cùng theo đạo Hồi
- C. Cùng theo đạo Phật.
- D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.
Câu 11: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?
- A. Đạo Phật
- B. Đạo Thiên Chúa
C. Đạo Hin-đu
- D. Đạo Bà La Môn
Câu 12: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì?
- A. Xóa bỏ Hồi giáo.
B. Giành nhiều đặc lợi cho quí tộc gốc Mông Cổ.
- C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.
- D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.
Câu 13: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?
- A. Người Ấn Độ
B. Người Thổ Nhĩ Kì
- C. Người Mông Cổ
- D. Người Trung Quốc
Câu 14: Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?
- A. Hồi giáo.
B. Hin-đu giáo và Phật giáo
- C. Bà La Môn giáo.
- D. Ấn Độ giáo.
Câu 15: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gup-ta?
A. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m
- B. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m
- C. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng
- D. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg
Câu 16: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?
A. Vương triều Gup-ta
- B. Vương triều hồi giáo Đê-li
- C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn
- D. Vương triều Mác-sa
Câu 17: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Anh
- B. Pháp
- C. Tây Ban Nha
- D. Hà Lan.
Câu 18: Đến thế kỉ III TCN, đất nước Ma-ga-da trở nên hùng mạnh nhất dưới thời vua nào?
- A. A-co-ba
B. A-sô-ca
- C. Sa-mu-dra-gup-ta
- D. Mi-hi-ra-cu-la
Câu 19: Vương quốc Ma-ga-da xuất hiện ở khu vực nào của Ấn Độ
A. Hạ lưu sông Hằng
- B. Thương lưu sông Hằng
- C. Hạ lưu sông Ấn
- D. Thượng lưu sông Ấn
Câu 20: Những thành thị cổ nhất của người Ấn xuất hiện ở đâu?
A. Lưu vực sông Ấn
- B. Lưu vực sông Hằng
- C. Miền Đông Bắc Ấn
- D. Miền Nam Ấn
Xem toàn bộ: Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
Bình luận