Bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, việc mua quan bán tước diễn ra phổ biến. Quan lại, hào cường kéo bè kéo cánh ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân thậm tệ. Cuộc sống nhân dân ngày càng cơ cực, nỗi bất bình oán hận của các tầng lớp nhân dân ngày càng lên cao khiến các cuộc khởi nghĩa bùng nổ trong đó có cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về khởi nghĩa nông dân Tây Sơn qua bài học dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.
- Việc mua bán chức tước phổ biến.
- Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa đọa.
- Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.
- Nông dân bị chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế.
Khởi nghĩa Chàng Lía:
- Căn cứ: Truông Mây (Bình Định)
- Lấy của người giầu chia cho người nghèo.
- Kết quả: khởi nghĩa bị dập tắt.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
- Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.
- Mùa xuân1771, ba anh em Tây sơn lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.
- Đánh xuống Tây Sơn hạ đạo. Lập căn cứ ở Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
- Lấy của người giầu chia cho người nghèo.
- Các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương.
Bình luận