Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp, sang mô hình

  • A. kinh tế hỗn hợp.
  • B. kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
  • C. kinh tế xanh.
  • D. kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Câu 2: Trong thời kì Đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có biểu hiện

  • A. thấp và có xu hướng chững lại.
  • B. cao và có xu hướng phát triển nhanh.
  • C. trung bình và tương đối bền vững.
  • D. khá cao và tương đối bền vững.

Câu 3: Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP chiếm bao nhiêu phần trăm/năm?

  • A. 3%/năm.
  • B. 4%/năm.
  • C. 5%/năm.
  • D. 6%/năm.

Câu 4: Ngành nào chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP (phân theo khu vực kinh tế)?

  • A. Công nghiệp, dịch vụ.
  • B. Du lịch, dịch vụ.
  • C. Công nghiệp, nông nghiệp.
  • D. Thương nghiệp, công nghiệp.

Câu 5: Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của việt Nam đã

  • A. đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
  • B. triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước.
  • C. thực hiện các kĩ thuật cao trong y tế chuyên sâu.
  • D. mở rộng hợp tác thông qua nhiều đối tác song phương cũng như các tổ chức quốc tế đa phương về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Câu 6: Đâu không phải nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

  • A. Kinh tế đối ngoại phát triển.
  • B. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng.
  • C. Thị trường xuất khẩu giảm.
  • D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng.

Câu 7: Đâu không phải là thành tựu về chính trị, an ninh – quốc phòng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

  • A. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
  • B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
  • C. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
  • D. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố tăng cường.

Câu 8: Đâu không phải là thành tựu cơ bản về văn hóa – xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

  • A. Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng.
  • B. Tỉ lệ hộ nghèo giảm.
  • C. Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.
  • D. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng, tuổi thọ trung bình giảm.

Câu 9: Thành tựu nổi bật về an ninh – quốc phòng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

  • A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
  • B. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo được thực hiện thành công.
  • C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối bền vững.
  • D. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng.

Câu 10: Thành tựu hội nhập quốc tế về chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

  • A. Tăng cường mối quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.
  • B. Đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. Mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
  • D. Triển khai hợp tác, giao lưu văn hóa, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.

Câu 11: Từ một quốc gia bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã đạt được thành tựu hội nhập chính trị quốc tế của Việt Nam thời kì Đổi mới:

  1. Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia (2021) và vùng lãnh thổ trên thế giới.
  2. Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều quốc gia.
  3. Thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia.
  4. Có quan hệ với Quốc hội và Nghị viện của hơn 140 nước.

Số câu đúng là:

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 1.
  • D. 3.

Câu 12: Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam?

  • A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
  • B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách thức làm phù hợp.
  • C. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
  • D. Kết hợp sức mạnh của quốc tế về cách mạng khoa học, công nghệ.

Câu 13: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990-2005 là

  • A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh.
  • B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu.
  • C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển ở trình độ cao.
  • D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay?

  • A. Lạm phát được kiểm soát tốt.
  • B. Cơ cấu kinh tế chuyển biến.
  • C. Mức sống của dân cư rất cao.
  • D. Tăng trưởng kinh tế khá cao.

Câu 15: Quan sát biểu đồ dưới đây và nêu nhận xét về thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1995-2022:

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (1995-2022)

TRẮC NGHIỆM

(Nguồn: Niên giám thống kê)

  • A. Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.
  • B. Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người ngày càng giảm.
  • C. Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người tăng không đồng đều.
  • D. Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người giảm mạnh.

Câu 16: Chế độ tem phiếu hoàn toàn được bãi bỏ ở Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. Ngày 1-4-1999.
  • B. Ngày 1-5-1999.
  • C. Ngày 1-5-1989.
  • D. Ngày 1-4-1989.

Câu 17: Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là 

  • A. Tự túc được một phần lương thực.
  • B. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
  • C. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á.
  • D. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.

Câu 18: Tại sao năm 2020 và 2021, mức tăng trưởng kinh tế GDP chỉ đạt 2,91% và 2,59%?

  • A. Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
  • B. Do khủng hoảng tài chính châu Á.
  • C. Do khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
  • D. Do người tiêu dùng chuyển sang mua hàng online.

Câu 19: Khuyết điểm và yếu kém của Việt Nam sau 10 năm Đổi mới là

  • A. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
  • B. Nước ta còn nghèo và kém phát triển, chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.
  • C. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
  • D. Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.

Câu 20: Nhân vật lịch sử nào là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986?

  • A. Lê Duẩn.
  • B. Trường Chinh.
  • C. Nguyễn Văn Linh.
  • D. Đỗ Mười.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác