Siêu nhanh giải bài 11 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 11 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.

BÀI 11. THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

1. THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Câu hỏi: Trình bày thành tựu về đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Giải rút gọn:

- Trước hết là đổi mới tư duy chính trị, đổi mới chủ trương, đường lối đối ngoại và đổi mới tổ chức cũng như phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. 

- Tư duy mới về chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

- Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội được tăng cường theo quy định của Hiến pháp.

Câu hỏi: Trình bày thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986.

Giải rút gọn:

- Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.

- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối bền vững, cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và theo hướng đa dạng hóa, cơ sở hạ tầng được cải thiện và ngày càng phát triển, ...

Câu hỏi: Trình bày những thành tựu đổi mới về xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Giải rút gọn:

- Đạt được nhiều kết quả mới: công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo hiểm y tế được mở rộng; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục; đi lại, giải trí,... được đáp ứng ngày càng tốt hơn.

Câu hỏi: Trình bày những thành tựu tiêu biểu về văn hóa trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 

Giải rút gọn:

- Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nặng lên. 

- Các giá trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể truyền thống của Việt Nam được xác định và đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. 

- Hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản phát triển sôi động. Hình thành thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hoá.

- Phong trào thể dục, thể thao phát triển; một số bộ môn đạt thành tích cao trong các kì thi đấu quốc tế.

Câu hỏi: Quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong công cuộc Đổi mới đạt được những thành tựu nào?

Giải rút gọn:

- Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.

- Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 190/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Việt Nam tham gia nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. 

- Vị thế và uy tin của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giới. 

2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Câu hỏi: Nêu các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Giải rút gọn:

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

-  Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.

- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nêu những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Giải rút gọn:

Về chính trị:

- Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, trước hết là đổi mới tư duy chính trị, đổi mới chủ trương, đường lối đối ngoại và đổi mới tổ chức cũng như phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. 

- Tư duy mới về chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

- Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội được tăng cường theo quy định của Hiến pháp.

- Nền hành chính được cải cách để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Bộ máy hành chính các cấp được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả.

Lĩnh vực kinh tế:

- Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.

- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Về xã hội: 

- Chính sách phát triển xã hội cũng đạt nhiều kết quả mới: công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo hiểm y tế được mở rộng; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục; đi lại, giải trí,... được đáp ứng ngày càng tốt hơn.

Về văn hóa:

- Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nặng lên. 

- Các giá trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể truyền thống của Việt Nam được xác định và đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. 

- Hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản phát triển sôi động. Hình thành thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hoá.

Hội nhập quốc tế: 

- Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.

- Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 190/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Việt Nam tham gia nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. 

- Vị thế và uy tin của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giới. 

Câu 2: Trong các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, em tâm đắc với bài học nào nhất? Tại sao?

Giải rút gọn:

Bài học về: đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp vì: 

- Tăng cường sức cạnh tranh: Cần phải áp dụng Đổi mới toàn diện để cải thiện tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội, từ sản xuất đến giáo dục, y tế, và hạ tầng. Điều này giúp tăng cường sức cạnh tranh toàn diện của quốc gia trên thị trường quốc tế.

- Tối ưu hóa tài nguyên: Sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực khác nhau giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tránh lãng phí và tăng cường bền vững.

- Đảm bảo tính bền vững: Việc thực hiện Đổi mới theo từng bước giúp quốc gia tránh được những tác động tiêu cực không mong muốn. Điều này tạo ra một quá trình phát triển bền vững và ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro và xử lý được những vấn đề nảy sinh.

- Tận dụng lợi thế cơ hội: Đối với từng ngành, từng vùng, cần áp dụng hình thức và cách làm phù hợp. Sự linh hoạt trong cách thức triển khai Đổi mới giúp tận dụng lợi thế cơ hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển.

- Đáp ứng nhanh chóng với biến động: việc này giúp ngăn chặn sự trì trệ và đảm bảo quốc gia luôn linh hoạt trong môi trường biến đổi nhanh.

VẬN DỤNG

Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu (về kinh tế, văn hoá- xã hội cuộc Đổi mới đất nước ở địa phương nơi em sinh sống...) gắn liền với công cuộc

Giải rút gọn:

Dưới đây là một số thành tựu đáng kể của thành phố Hà Nội trong giai đoạn này:

- Tăng trưởng kinh tế ấn tượng: Hà Nội đã đạt được tăng trưởng kinh tế đáng kể trong suốt thời gian Đổi mới. Sản phẩm quốc nội, dịch vụ và du lịch đều phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP của đất nước.

- Phát triển cơ sở hạ tầng: Hà Nội đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, và các công trình công cộng. Các tuyến đường, cầu cảng, và hệ thống giao thông công cộng đã được mở rộng và cải thiện, giúp giảm ùn tắc giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

- Phát triển khu công nghiệp và dịch vụ: Hà Nội đã thu hút nhiều dự án đầu tư từ trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của các khu vực này đã tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của thành phố.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và y tế: Mạng lưới trường học và bệnh viện được mở rộng và nâng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng.

- Phát triển du lịch và văn hóa: Hà Nội, với di sản văn hóa lâu đời và những danh thắng lịch sử, đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo bài 11, Giải bài 11 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 11 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác