Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản

  • A. theo ủy quyền của Nhà nước.
  • B. theo nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
  • C. theo ủy quyền của chủ sở hữu.
  • D. theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Câu 2: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền chiếm hữu?

  • A. Chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
  • B. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sử hữu cho chủ thể khác.
  • C. Có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kì người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
  • D. Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Câu 3: Quyền sở hữu gồm mấy quyền theo quy định của pháp luật?

  • A. Hai quyền.
  • B. Ba quyền.
  • C. Bốn quyền.
  • D. Năm quyền.

Câu 4: Quyền sử dụng là

  • A. quyền khai thác công dụng, thưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  • B. được thực hiện mọi hành vi theo ý chỉ của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
  • C. quyền chiếm hữu của chủ sở hữu.
  • D. quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, tiêu hủy hoặc các hình thức định đoạt khác.

Câu 5: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền sử dụng?

  • A. Có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • B. Là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản.
  • C. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • D. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Câu 6: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền định đoạt?

  • A. Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
  • B. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
  • C. Có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
  • D. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 7: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 166 là

  • A. Quyền đòi lại tài sản.
  • B. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • C. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản.
  • D. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự.

Câu 8: Nghĩa vụ bảo vệ môi trường là Điều bao nhiêu của Bộ luật Dân sự năm 2015?

  • A. Điều 175.
  • B. Điều 174.
  • C. Điều 173.
  • D. Điều 172.

Câu 9: Quyền định đoạt là

  • A. chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản.
  • B. quyền chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • C. được sử dụng theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc,…
  • D. quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Câu 10: Khi nhặt được của rơi chúng ta cần làm gì?

  • A. Cho các bạn.
  • B. Trả lại cho người đã mất.
  • C. Mang về cho bố mẹ.
  • D. Coi đó là của mình.

Câu 11: Đâu là quyền sở hữu tài sản?

  • A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.
  • B. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền sử dụng tài sản ấy.
  • C. Người mượn tài sản của người khác có quyền cho người khác mượn lại.
  • D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tùy tiện theo ý của mình.

Câu 12: Người mượn tài sản của người khác phải giữ gìn cẩn thận, trả lại cho chủ sở hữu đúng hạn, nếu hỏng thì phải sửa chữa, bồi thường là nội dung của nghĩa vụ nào dưới đây?

  • A. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
  • B. Nghĩa vụ về mượn tài sản.
  • C. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản của người khác.
  • D. Nghĩa vụ quản lí, giữ gìn tài sản của người khác.

Câu 13:  Để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, Nhà nước không nên thực hiện các biện pháp nào sau đây?

  • A. Quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân.
  • B. Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.
  • C. Quản lý, trông coi mọi tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
  • D. Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

Câu 14: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm

  • A. lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân.
  • B. tài sản của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.
  • C. quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • D. quyền tự do dân chủ của người khác.

Câu 15: Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác thì có thể bị xử lí theo hình thức nào sau đây?

  • A. Xử lí hành chính trong phạm vi nội bộ cơ uan.
  • B. Xử phạt về hành vi không tôn trọng pháp luật.
  • C. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự.
  • D. Xử phạt theo yêu cầu của người bị vi phạm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác