Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế nào là quyền sở hữu?

  • A. Là quyền quyết định cuộc sống của mình.
  • B. Là quyền duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản.
  • C. Là quyền hành trong hành chính.
  • D. Là quyền chiếm hữu tài sản của người khác.

Câu 2: Quyền sở hữu gồm mấy quyền theo quy định của pháp luật?

  • A. Hai quyền.
  • B. Ba quyền.
  • C. Bốn quyền.
  • D. Năm quyền.

Câu 3: Quyền định đoạt là

  • A. chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản.
  • B. quyền chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • C. được sử dụng theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc,…
  • D. quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Câu 4: Đâu là quyền sở hữu tài sản?

  • A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.
  • B. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền sử dụng tài sản ấy.
  • C. Người mượn tài sản của người khác có quyền cho người khác mượn lại.
  • D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tùy tiện theo ý của mình.

Câu 5: Quyền sử dụng là

  • A. quyền khai thác công dụng, thưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  • B. được thực hiện mọi hành vi theo ý chỉ của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
  • C. quyền chiếm hữu của chủ sở hữu.
  • D. quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, tiêu hủy hoặc các hình thức định đoạt khác.

Câu 6: Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể

  • A. tự mình nắm giữ và sử dụng tài sản.
  • B. toàn quyền sử dụng và định đoạt tài sản.
  • C. tự mình nắm giữ, chi phối, quản lí trực tiếp tài sản.
  • D. tự mình quản lí tài sản theo cách riêng của mình.

Câu 7: Đâu là nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản?

  • A. Có quyền khai thác khoáng sản ở trong đất nhà mình.
  • B. Tuân thủ an toàn lao động.
  • C. Được thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • D. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản.

Câu 8: Ý nào dưới đây nói không đúng về quyền sở hữu tài sản?

  • A. Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
  • B. Gồm 4 quyền theo quy định của pháp luật.
  • C. Là quyền duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản.
  • D. Là quyền tổng hợp của các quyền năng cụ thể đối với tài sản.

Câu 9: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền sử dụng?

  • A. Có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • B. Là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản.
  • C. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 10: Đâu không phải là nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?

  • A. Công dân không được xâm phạm tài sản của người khác, ngoại trừ một số trường hợp khẩn cấp do pháp luật quy định.
  • B. Công dân được tự ý thực hiện bất cứ hành vi nào đối với tài sản khi chưa được chủ sở hữu của tài sản đó chấp thuận, đồng ý.
  • C. Nếu gây hư hỏng, mất mát tài sản của người khác thì công dân phải sửa chữa, bồi thường theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
  • D. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.

Câu 11: Người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản

  • A. theo ủy quyền của Nhà nước.
  • B. theo nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
  • C. theo ủy quyền của chủ sở hữu.
  • D. theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Câu 12: Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác thì có thể bị xử lí theo hình thức nào sau đây?

  • A. Xử lí hành chính trong phạm vi nội bộ cơ uan.
  • B. Xử phạt về hành vi không tôn trọng pháp luật.
  • C. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự.
  • D. Xử phạt theo yêu cầu của người bị vi phạm.

Câu 13: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?

  • A. Từ 7 năm đến 15 năm.
  • B. Từ 5 năm đến 15 năm.
  • C. Từ 5 năm đến 10 năm.
  • D. Từ 1 năm đến 5 năm.

Câu 14: Quyền chiếm hữu bao gồm

  • A. quyền chiếm hữu tự do và quyền chiếm hữu theo quy định pháp luật.
  • B. quyền chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ vào pháp luật.
  • C. quyền chiếm hữu do Nhà nước quy định và quyền chiếm hữu ngay tỉnh.
  • D. quyền chiếm hữu ngay tỉnh và quyền chiếm hữu không ngay tỉnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác