Lý thuyết trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật và quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi phù hợp.
  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.
  • Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản

* Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản:

- Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm:

+ Quyển chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản,

+ Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

+ Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản.

- Nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản: tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản; không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác. Ngoài ra, công dân còn có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

- Công dân phải có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và Nhà nước. Nếu nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm để xử lí theo quy định của pháp luật. 

- Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng như thoả thuận. Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu. Nếu làm hỏng, phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Kinh tế pháp luật 12 CTST bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công, kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công, Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công

Bình luận

Giải bài tập những môn khác