Trắc nghiệm hóa học lớp 10 chân trời sáng tạo học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khẳng định đúng là
A. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E)
- B. Số đơn vị điện tích hạt nhân (+Z) = số proton (P) = số electron (E)
- C. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số neutron (N)
- D. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số neutron (N) = số electron (E)
Câu 2: Khẳng định đúng là:
- A. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
B. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
- C. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh.
- D. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh.
Câu 3: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên cơ sở mối liên hệ giữa
- A. khối lượng nguyên tử và tính chất
B. số hiệu nguyên tử và tính chất
- C. số khối và tính chất
- D. cấu hình electron và tính chất.
Câu 4: Phát biểu đúng về định luật tuần hoàn là
- A. Tính chất của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- B. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- C. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của số lớp electron.
D. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
Câu 5: Nguyên tử nitơ (nitrogen) có 7 proton. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
- A. + 7
B. 7
- C. + 14
- D. 14
Câu 6: Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng
- A. số lớp electron của nguyên tố hóa học trong ô đó
- B. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố hóa học trong ô đó
C. số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học trong ô đó
- D. số khối của nguyên tố hóa học trong ô đó
Câu 7: Nguyên tử nguyên tố G có cấu hình electron là [Ne] 3s2 3p4. Vị trí của G trong bảng tuần hoàn là:
A. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA
- B. ô thứ 26, chu kì 3, nhóm IVB
- C. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm IVA
- D. ô thứ 26, chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 8: Điện tích của một electron là
A. -1,602.10-19 C
- B. -1 C
- C. 1,602.10-19 C
- D. 1 C
Câu 9: Từ thích hợp điền vào chỗ trống là
“Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng …….., độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng ………”
- A. tăng dần, tăng dần
- B. tăng dần, giảm dần
- C. giảm dần, giảm dần
D. giảm dần, tăng dần
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e là [Ar] 3d6 4s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
- A. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA
- B. Chu kỳ 4, nhóm IIB
- C. Chu kỳ 4, nhóm IIA
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
Câu 11: Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là
- A. proton
- B. hạt nhân
C. electron
- D. neutron
Câu 12: Năm 1869, nhà hóa học đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
- A. Rutherford
- B. Niu-tơn
- C. Tôm-xơn
D. Mendeleev
Câu 13: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần
- A. khối lượng nguyên tử
- B. bán kính nguyên tử
C. số hiệu nguyên tử
- D. độ âm điện của nguyên tử.
Câu 14: Theo bảng tuần hoàn của Mendeleev, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần
A. khối lượng nguyên tử
- B. cấu hình electron
- C. số hiệu nguyên tử
- D. số khối
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
(2) Trong một nhóm A, theo chiều từ dưới lên trên, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
(3) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó độ âm điện có xu hướng tăng dần.
(4) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó độ âm điện có xu hướng giảm dần.
Phát biểu đúng là:
- A. (1) và (3)
B. (1) và (4)
- C. (2) và (3)
- D. (2) và (4)
Câu 16: Nguyên tử aluminium có 13 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
- A. 13
- B. 27
C. + 13
- D. + 27
Câu 17: Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau
B. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau
- C. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp đều có mức năng lượng bằng nhau
- D. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Câu 18: Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Li, N, O, Na, K.
- A. Li, N, O, Na, K
- B. K, Na, O, N, Li
C. O, N, Li, Na, K
- D. O, N, Li, K, Na
Câu 19: Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện: Na, K, Mg, Al.
- A. Al, Mg, Na, K
B. K, Na, Mg, Al
- C. Na, Mg, Al, K
- D. K, Al, Mg, Na
Câu 20: Nguyên tử gồm
A. hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron
- B. hạt nhân chứa proton, neutron
- C. hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron
- D. hạt nhân và vỏ nguyên tử chưa proton
Câu 21: Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có
- A. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất
- B. 2 electron tương ứng với kim loại gần nhất
C. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium)
- D. 6 electron tương ứng với phi kim gần nhất
Câu 22: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
- A. Fluorine
- B. Oxygen
- C. Hydrogen
D. Chlorine
Câu 23: Phát biểu đúng khi nói về mô hình nguyên tử hiện đại là
- A. Các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân.
- B. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.
C. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.
- D. Các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân, tạo thành đám mây electron.
Câu 24: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là
- A. Mg + 2e ⟶ Mg2−
B. Mg ⟶ Mg2+ + 2e
- C. Mg + 6e ⟶ Mg6−
- D. Mg + 2e ⟶ Mg2+
Câu 25: Công thức tính số khối (A) là
- A. Số khối (A) = số proton (P) + số electron (E)
- B. Số khối (A) = số neutron (N) + số electron (E)
- C. Số khối (A) = số proton (P) × 2
D. Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N)
Câu 26: Nguyên tử có cấu hình electron bền vững là
- A. Na (Z = 11)
- B. Cl (Z = 17)
C. Ne (Z = 10)
- D. O (Z = 8)
Câu 27: Khẳng định đúng là
- A. Khi nhường electron, nguyên tử trở thành ion dương (cation)
- B. Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion)
- C. Giá trị điện tích trên cation hoặc anion bằng số electron mà nguyên tử đã nhường hoặc nhận
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phải đối tượng nghiên cứu của hóa học?
- A. Thành phần, cấu trúc của chất
- B. Tính chất và sự biến đổi của chất
- C. Ứng dụng của chất
D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
Câu 29: Liên kết ion thường được hình thành khi
A. kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình
- B. 2 phi kim điển hình tác dụng với nhau
- C. kim loại điển hình tác dụng với khí hiếm
- D. phi kim điển hình tác dụng với khí hiếm
Câu 30: Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là
A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%)
- B. khu vực không gian trong hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%)
- C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%)
- D. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy proton trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%).
Câu 31: Liên kết ion trong hợp chất KCl tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa
- A. cation K2+ và anion Cl2−
B. cation K+ và anion Cl−
- C. cation Cl+ và anion K−
- D. cation Cl2+ và anion K2−
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Liên kết ion chỉ có trong đơn chất
B. Liên kết ion chỉ có trong hợp chất
- C. Liên kết ion có cả trong đơn chất và hợp chất
- D. Cả A, B, và C đều sai.
Câu 33: Trong các chất: nhôm (aluminium), nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), nước. Hợp chất là
- A. nhôm (aluminium)
- B. nitơ (nitrogen)
- C. oxi (oxygen)
D. nước
Câu 34: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hình thành giữa hai nguyên tử bằng
- A. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
- B. một cặp electron chung
C. một hay nhiều cặp electron chung
- D. các electron hóa trị riêng
Câu 35: Liên kết giữa hai nguyên tử được hình thành bởi một cặp electron chung được gọi là
- A. liên kết bội
B. liên kết đơn
- C. liên kết đôi
- D. liên kết ba
Câu 36: Cho các quá trình biến đổi sau:
(1) Nước sôi bay hơi.
(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí, đinh sắt tan dần.
Khẳng định đúng là
A. (1) là quá trình biến đổi vật lí, (2) là quá trình biến đổi hóa học
- B. (1) là quá trình biến đổi hóa học, (2) là quá trình biến đổi vật lí
- C. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi hóa học
- D. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi vật lí
Câu 37: Dựa vào số cặp electron chung, liên kết cộng hóa trị được chia thành mấy loại?
- A. 2 loại: liên kết σ và liên kết π
- B. 2 loại: liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực
C. 3 loại: liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba
- D. 2 loại: liên kết đơn và liên kết đôi
Câu 38: Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp từ gần đến xa hạt nhân. Kí hiệu của các lớp thứ 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 lần lượt là
- A. A, B, C, D
- B. V, X, Y, Z
C. K, L, M, N
- D. M, N, O, P
Câu 39: Liên kết cộng hóa trị được chia thành liên kết cộng hóa trị không phân cực và phân cực dựa vào
- A. số cặp electron chung
- B. sự xen phủ các orbital
C. vị trí của các cặp electron chung
- D. vị trí của các electron hóa trị riêng
Câu 40: Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực
- A. khoa học hình thức
- B. khoa học xã hội
C. khoa học tự nhiên
- D. khoa học ứng dụng
Bình luận