Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời bài 14 Tính biến thiên của enthalpy của phản ứng hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 14 Tính biến thiên của enthalpy của phản ứng hóa học - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho phản ứng:

4HCl (g) + O2 (g) $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2Cl­2 (g) + 2 H­2O (g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là bao nhiêu? Phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

  • A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = − 148 kJ, phản ứng tỏa nhiệt;
  • B. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = − 148 kJ, phản ứng thu nhiệt;
  • C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = 215 kJ, phản ứng tỏa nhiệt;
  • D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= 215 kJ, phản ứng thu nhiệt.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

  • A. Phản ứng tôi vôi.
  • B. Phản ứng đốt than và củi.
  • C. Phản ứng phân hủy đá vôi.
  • D. Phản ứng đốt khí thiên nhiên.

 Câu 3: Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử C2H6

  • A. 2 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
  • B. 3 liên kết C – H, 1 liên kết H – Cl.
  • C. 6 liên kết C – H, 2 liên kết C – C.
  • D. 6 liên kết C – H, 1 liên kết C – C.

Câu 4: Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

2H2 (g) + O2 (g) $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2H­2O (g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là

  • A. – 506 kJ.
  • B. 428 kJ.
  • C. − 463 kJ.
  • D. 506 kJ.

Câu 5: Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.

Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là

  • A. cung cấp, giải phóng.
  • B. giải phóng, cung cấp.
  • C. cung cấp, cung cấp.
  • D. giải phóng, giải phóng.

Câu 6: Cho phản ứng:

3O2 (g)⟶2O3 (g)(1)

2O3 (g) ⟶ 3O2 (g)(2)

Biết phân tử O3 gồm 1 liên kết đôi O = O và 1 liên kết đơn O – O.

So sánh $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ của hai phản ứng là

  • A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(1) >$\Delta _{r}H_{298}^{o}$(2).
  • B. ΔrH0298(1) = $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(2).
  • C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(1) < $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(2).
  • D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(1) ≤ $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(2).

Câu 7: Cho phản ứng có dạng: aA + bB ⟶ mM + nN

Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành là

  • A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = m×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(M)+n×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(N)−a×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(A)−b×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(B)
  • B. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = m×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(M)+n×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(N)+a×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(A)+b×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(B)
  • C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = $\Delta _{f}H_{298}^{o}$(M)+$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(N)−$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(A)−$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(B)
  • D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = a×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(A)+b×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(B)−m×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(M)−n×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(N)

Câu 8: Cho phản ứng: NH3 (g) + HCl (g) ⟶ NH4Cl (s)

Biết $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(NH4Cl(s))= − 314,4 kJ/mol; 

$\Delta _{r}H_{298}^{o}$(HCl(g))= − 92,31 kJ/mol; 

$\Delta _{r}H_{298}^{o}$(NH3(g)) = − 45,9 kJ/mol.

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính là

  • A. – 176,19 kJ.
  • B. – 314,4 kJ.
  • C. – 452,61 kJ.
  • D. 176,2 kJ.

Câu 9: Tính $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H2 (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.

Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là

Chất

C2H2 (g)

CO2 (g)

H2O (g)

$\Delta _{f}H_{298}^{o}$ (kJ/mol)

+ 227

− 393,5

− 241,82

  • A. – 1270,6 kJ
  • B. − 1255,82 kJ
  • C. – 1218,82 kJ
  • D. – 1522,82 kJ

Câu 10: Tính $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ của phản ứng đốt cháy 21 gam CO (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí. 

Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là

Chất

CO (g)

CO2 (g)

O2 (g)

$\Delta _{f}H_{298}^{o}$ (kJ/mol)

- 110,5

− 393,5

0

  • A. – 59,43 kJ.
  • B. – 283 kJ.
  • C. − 212,25 kJ.
  • D. – 3962 kJ.

Câu 11: Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt nhôm và cho biết đây là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt.

2Al (s) + Fe2O3 (s) $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2Fe (s) + Al2O3 (s)

Biết $\Delta _{f}H_{298}^{o}$ của Fe2O3 (s) và Al2O3 (s) lần lượt là -825,5 kJ/mol; -1676 kJ/mol

  • A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 850,5 kJ, phản ứng tỏa nhiệt.
  • B. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 850,5 kJ, phản ứng thu nhiệt.
  • C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 2501,5 kJ, phản ứng tỏa nhiệt.
  • D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 2501,5 kJ, phản ứng thu nhiệt. 

Câu 12: Để tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết, phải viết được

  • A. công thức phân tử của tất cả các chất trong phản ứng.
  • B. công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng.
  • C. công thức đơn giản nhất của tất cả các chất trong phản ứng.
  • D. công thức chung của tất cả các chất trong phản ứng.

Câu 13: Tính lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam C6H6 (l)

Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là

Chất

C6H6 (l)

CO2 (g)

H2O (g)

$\Delta _{f}H_{298}^{o}$ (kJ/mol)

+49

− 393,5

-241,82

  • A. 3135,46 kJ.
  • B. 684,32 kJ.
  • C. 313,546 kJ.
  • D. 68,432 kJ.

Câu 14: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

SO2 (g) + 12O2 (g) $\overset{t^{o},V_{2}O_{5}}{\rightarrow}$ SO3 (g) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 98,5 kJ

Lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 76,8 gam SO2 (g) thành SO3 (g) là

  • A. 98,5 kJ.
  • B. 118,2 kJ.
  • C. 82,08 kJ.
  • D. 7564,8 kJ.

Câu 15: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

2H2 (g) + O2 (g) ⟶ 2H2O (g) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 483,64 kJ

So sánh đúng là

  • A.  ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(cđ) >∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(sp).
  • B. ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(cđ) = ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$sp).
  • C. ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(cđ) <∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(sp).
  • D. ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(cđ) ≤ ∑Δ$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(sp). 

Câu 16: Phản ứng tỏa nhiệt là

  • A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
  • B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
  • C. phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt.
  • D. phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. 

Câu 17: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là

  • A. nhiệt lượng tỏa ra.
  • B. nhiệt lượng thu vào.
  • C. biến thiên enthalpy.
  • D. biến thiên năng lượng.

Câu 18: Trong các phát biểu sau

(1) ⧍rH > 0 thì phản ứng thu nhiệt;

(2) ⧍rH < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt;

(3) Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít;

(4) Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng tỏa nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.

Số phát biểu đúng là:

  • A.    1.
  • B.    2.
  • C.   3.
  • D.    4. 

Câu 19: Cho phản ứng có dạng: aA (g) + bB (g) ⟶ mM (g) + nN (g)

Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết Eb là

  • A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = Eb(A)+Eb(B)−Eb(M)−Eb(N)
  • B. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$  = a×Eb(A)+b×Eb(B)−m×Eb(M)−n×Eb(N)
  • C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$  = Eb(M)+Eb(N)−Eb(A)−Eb(B)
  • D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$  = m×Eb(M)+n×Eb(N)−a×Eb(A)−b×Eb(B) 

Câu 20: Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là?

  • A. kJ.
  • B. kJ/mol.
  • C. mol/kJ.
  • D. J.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác