Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời bài 15 Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 15 Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Kết luận nào sau đây sai?

  • A. Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Đối với tất cả các phản ứng, tốc độ phản ứng tăng khi áp suất tăng.
  • D. Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Câu 2: Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là

  • A. 5,0.10−4 mol/(l.s).
  • B. 1,0.10−4 mol/(l.s).
  • C. 7,5.10−4 mol/(l.s).
  • D. 4,0.10−4 mol/(l.s).

Câu 3: Phản ứng trong thí nghiệm nào dưới đây có tốc độ lớn nhất?

  • A. a gam Al (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C.
  • B. a gam Al (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C.
  • C. a gam Al (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C.
  • D. a gam Al (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C.

Câu 4: Khi tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ của một phản ứng tăng 2 lần. Hệ số nhiệt của phản ứng đó là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 10.

Câu 5: Khi đốt than trong lò, đậy nắp lò sẽ giữ than cháy được lâu hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong ví dụ trên là

  • A. chất xúc tác.
  • B. nồng độ.
  • C. nhiệt độ.
  • D. diện tích bề mặt tiếp xúc.

Câu 6: Cho phản ứng: 2CO (g) + O2 (g) ⟶ 2CO2 (g)

Với hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ=2. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 40°C lên 70°C?

  • A. giảm 4 lần.
  • B. tăng gấp 8 lần.
  • C. tăng gấp 6 lần.
  • D. tăng gấp 2 lần.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn.
  • B. Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.
  • C. Diện tích bề mặt càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng lớn.
  • D. Áp suất của các chất khí tham gia phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?

  • A. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
  • B. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn.
  • C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh.
  • D. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn.

Câu 9: Người ta vận dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng.

  • A. Chất xúc tác.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Áp suất.
  • D. Nồng độ.

Câu 10: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của một phản ứng là γ=3. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi giảm nhiệt độ phản ứng từ 80°C về 60°C?

  • A. giảm 9 lần.
  • B. tăng 3 lần.
  • C. tăng 9 lần.
  • D. giảm 6 lần.

Câu 11: Ở 50 oC, tốc độ của một phản ứng là v1. ở 60 oC, tốc độ của phản ứng đó là v2. Biết v2 = 3v1, hệ số nhiệt của phản ứng trên là

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 5.
  • D. 2.

Câu 12: Người ta sử dụng phương pháp nào để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: Nén hỗn hợp khí N2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp NH3.

  • A. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
  • B. Tăng áp suất.
  • C. Tăng nhiệt độ.
  • D. Tăng thể tích.

Câu 13: Khi nhiệt độ tăng lên 10o, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Hỏi tốc độ của phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 30oC đến 50oC?

  • A. 3 lần.
  • B. 6 lần.
  • C. 9 lần.
  • D. 27 lần.

Câu 14: Cho một mẩu đá vôi nặng 10 gam vào 200 ml dung dịch HCl 2 M. Tốc độ phản ứng ban đầu sẽ giảm khi

  • A. cho thêm 500 ml dung dịch HCl 1 M vào hệ ban đầu.
  • B. nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào.
  • C. giảm nhiệt độ của phản ứng.
  • D. thêm 100 ml dung dịch HCl 4 M.

Câu 15: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín:H2 (k)+Br2 (k)→2HBr (k).

Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là

  • A. 6.10-4 mol/(l.s).
  • B. 2.10-4 mol/(l.s).
  • C. 8.10-4 mol/(l.s).
  • D. 4.10-4 mol/(l.s).

Câu 16: Cho phản ứng nung vôi :   CaCO3(r) →CaO(r)  +  CO2(k) ∆H> 0. 

Để tăng hiệu suất của phản ứng thì biện pháp nào sau đây không phù hợp?

  • A. Giảm áp suất trong lò.
  • B. Tăng áp suất trong lò.
  • C. Tăng nhiệt độ trong lò.
  • D. Đập nhỏ đá vôi.

Câu 17: Cho hiện tượng sau: Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất. Hiện tượng trên thể hiện ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng?

  • A. Nồng độ.
  • B. Chất xúc tác.
  • C. Nhiệt độ.
  • D. Diện tích bề mặt tiếp xúc.

Câu 18: Khi nhiệt độ tăng lên 10o, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 2 lần. Hỏi tốc độ của phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 20oC đến 60oC?

  • A. 2 lần.
  • B. 8 lần.
  • C. 16 lần.
  • D. 32 lần.

Câu 19: Thí nghiệm cho 7 gam Zinc (kẽm) hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 3M ở nhiệt độ thường. Tác động nào sau đây không làm tăng tốc độ của phản ứng?

  • A. Thay 7 gam kẽm hạt bằng 7 gam kẽm bột.
  • B. Dùng dung dịch H2SO4 4M thay dung dịch H2SO4 3M.
  • C. Tiến hành ở 40°C.
  • D. Làm lạnh hỗn hợp.

Câu 20: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr+ CO2.

Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của a là

  • A. 0,012.
  • B. 0,014.
  • C. 0,018.
  • D. 0,016.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác