Trắc nghiệm hóa học lớp 10 chân trời sáng tạo học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên tử potassium (K) có 19 electron; 19 proton và 20 neutron. Số khối nguyên tử của K là
- A. 20
- B. 19
C. 39
- D. 58
Câu 2: Bảng tuần hoàn gồm có
- A. 7 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn
- B. 8 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn
- C. 18 chu kì: 8 chu kì nhỏ và 10 chu kì lớn
D. 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn
Câu 3: Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19 thuộc chu kì nào trong bảng tuần hoàn?
- A. 2
- B. 3
C. 4
- D. 7
Câu 4: Hạt nhân nguyên tử gồm các loại hạt là
- A. electron (e) và proton (p)
B. proton (p) và neutron (n)
- C. electron (e) và neutron (n)
- D. electron (e), proton (p) và neutron (n)
Câu 5: Các electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học là
- A. electron s
- B. electron p
C. electron hóa trị
- D. electron ở lớp trong cùng
Câu 6: Khẳng định sai là
- A. Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron
- B. Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron
- C. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần
D. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần
Câu 7: Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là
- A. proton
- B. hạt bụi
- C. electron
D. neutron
Câu 8: So sánh tính kim loại của Na, Mg, K đúng là
- A. Na > Mg > K
- B. K > Mg > Na
- C. Mg > Na > K
D. K > Na > Mg
Câu 9: So sánh tính phi kim của F, S, Cl đúng là
- A. F > S > Cl
- B. Cl > S > F
C. F > Cl > S
- D. S > Cl > F
Câu 10: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là
- A. điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó
B. số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó
- C. tổng số proton và neutron trong nguyên tử của nguyên tố đó
- D. tổng số proton và electron trong nguyên tử của nguyên tố đó
Câu 11: Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là
A. F
- B. H
- C. He
- D. O
Câu 12: Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Phát biểu nào sau đây về Ca là không đúng?
- A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố Ca là 20.
- B. Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
- C. Hạt nhân của nguyên tử Ca có 20 proton.
D. Nguyên tố Ca là một phi kim
Câu 13: Nguyên tố hóa học là
- A. tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt neutron
B. tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
- C. tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt neutron và proton
- D. tập hợp các nguyên tử có cùng số số khối A.
Câu 14: Nguyên tố Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Tính chất hóa học cơ bản của Y là:
A. kim loại
- B. khí hiếm
- C. phi kim
- D. base
Câu 15: Y thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của Y lần lượt là
- A. YO, YOH
- B. Y2O, YOH
- C. Y2O5, Y(OH)2
D. YO, Y(OH)2
Câu 16: Nguyên tử oxygen có 8 electron, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là
- A. – 8
B. + 8
- C. – 16
- D. + 1
Câu 17: Nguyên tố potassium thuộc ô 19 trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo nguyên tử này là
A. Có 19 electron, 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron
- B. Có 20 electron, 4 lớp lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron
- C. Có 19 electron, 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 9 electron
- D. Có 19 electron, 1 lớp electron và lớp ngoài cùng có 4 electron
Câu 18: Lithium có 2 đồng vị là 7Li và 6Li. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,93. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là:
A. 93%
- B. 7%
- C. 78%
- D. 22%.
Câu 19: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet là
A. S + 2e ⟶ S2−
- B. S ⟶ S2+ + 2e
- C. S ⟶ S6+ + 6e
- D. S ⟶ S2− + 2e
Câu 20: Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử potassium (Z= 19) phải nhường đi
- A. 2 electron
B. 1 electron
- C. 3 electron
- D. 4 electron
Câu 21: Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau
B. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau
- C. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp đều có mức năng lượng bằng nhau
- D. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Câu 22: Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử nitrogen (Z= 7) phải nhận thêm
- A. 2 electron
- B. 1 electron
C. 3 electron
- D. 4 electron
Câu 23: Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các số AO tương ứng là
- A. 1; 4; 9; 16
- B. 1; 2; 3; 4
C. 1; 3; 5; 7
- D. 2; 6; 10; 14
Câu 24: Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào
A. He
- B. Ne
- C. Ar
- D. Kr
Câu 25: Hóa học có vai trò quan trọng trong
- A. đời sống
- B. sản xuất
- C. nghiên cứu khoa học
D. Cả A, B và C
Câu 26: Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử MgO là
A. Mg ⟶ Mg2+ + 2e; O + 2e ⟶ O2−; Mg2+ + O2−⟶ MgO
- B. Mg ⟶ Mg+ + 1e; O + 1e ⟶ O−; Mg+ + O−⟶ MgO
- C. O ⟶ O2+ + 2e; Mg + 2e ⟶ Mg2−; O2+ + Mg2−⟶ MgO
- D. O ⟶ O+ + 1e; Mg + 1e ⟶ Mg−; O+ + Mg−⟶ MgO
Câu 27: Khẳng định đúng là:
- A. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân lớn hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
- B. Số đơn vị điện tích âm của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương của các electron trong nguyên tử.
C. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
- D. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân nhỏ hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
Câu 28: Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử CaCl2 là
- A. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Ca2+ + Cl2−⟶ CaCl2
- B. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Ca2+ + Cl−⟶ CaCl2
C. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Ca2+ + 2Cl−⟶ CaCl2
- D. Ca ⟶ Ca+ + 1e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Ca+ + Cl2−⟶ CaCl2
Câu 29: Ion Al3+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?
- A. Helium
B. Neon
- C. Argon
- D. Krypton
Câu 30: Phương pháp nào dưới đây là phương pháp nghiên cứu hóa học?
- A. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- B. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- C. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng
D. Cả A, B và C
Câu 31: Cho các ion sau: Ca2+, F-, Al3+ và P3−. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là
- A. 4
B. 2
- C. 1
- D. 3
Câu 32: Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng
- A. 2 lần số thứ tự của lớp đó
B. số thứ tự của lớp đó
- C. bình phương số thứ tự của lớp đó
- D. không xác định
Câu 33: Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N đã góp 3 electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó mỗi nguyên tử N đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- A. Xe
B. Ne
- C. Ar
- D. Kr
Câu 34: Công thức biểu diễn cấu tạo nguyên tử qua các liên kết và các electron hóa trị riêng là
- A. công thức phân tử
- B. công thức electron
C. công thức Lewis
- D. công thức đơn giản nhất
Câu 35: Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm bao nhiêu phương pháp?
- A. 2
- B. 3
C. 4
- D. 5
Câu 36: Trong một phân tử CO2 có số cặp electron chung là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 37: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học?
A. Phương pháp giao tiếp
- B. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết
- C. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm
- D. Phương pháp học tập trải nghiệm
Câu 38: Liên kết trong phân tử nào dưới đây là liên kết đôi?
- A. NH3
- B. HCl
C. O2
- D. N2
Câu 39: Theo nguyên lí Pauli
A. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
- B. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 1 electron.
- C. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có cùng chiều tự quay.
- D. Mỗi orbital chứa tối đa 3 electron.
Câu 40: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng, gọi là
A. chu kì
- B. ô nguyên tố
- C. nhóm
- D. bảng tuần hoàn
Bình luận