Trắc nghiệm HĐTN 7 kết nối tri thức kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh là?
- A. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau
- B. Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô
- C. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Khi phải làm bài tập nhóm thì có các cách thức hợp tác nào?
- A. Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức thực hiện
- B. Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên
- C. Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Tiêu chí xây dựng "lớp học hạnh phúc" là?
- A. Yêu thương
- B. Tôn trọng
- C. Chia sẻ
D. Cả 4 ý trên
Câu 4: Đâu là ý kiến đúng về việc học góp phần giữ gìn truyền thống nhà trường?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
- B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
- C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
- D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
Câu 5: Ban cán bộ lớp có thể giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
- A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
- B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
- C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
Câu 6: Đâu là vai trò của giáo viên trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống nhà trường?
- A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
- B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
- D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
Câu 7: Ban giám hiệu nhà trường có thể giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
- A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
- C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
- D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
Câu 8: Phụ huynh có thể tham gia giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
- A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
- B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
- C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
Câu 9: Có những cách nào để xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
- A. Tự đánh giá
- B. Nhờ người khác đánh giá
- C. Tự điểm mạnh, điểm yếu bộc lộ
D. A và B đúng
Câu 10: Một số điểm hạn chế của học sinh trong cuộc sống như
- A. Vui vẻ, hòa đồng với mọi người
- B. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
- C. Tự tin trước đám đông
D. Chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
Câu 11: Đâu không phải là bước để xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
- A. Tự kiểm tra bản thân
- B. Tham khảo ý kiến của mọi người về bản thân
C. Xác định điểm mạnh điểm yếu của người khác
- D. Lựa chọn các công cụ đánh giá
Câu 12: Để rèn luyện tính không bỏ cuộc khi gặp khó khăn thì em cần làm gì?
- A. Xác định mục tiêu rõ ràng
- B. Phân chia công việc từng phần, thực hiện từng công việc
- C. Viết, vẽ lời nhắc cho bản thân và để ở nơi thường xuyên nhìn thấy
D. Tất cả các phương án trên
Câu 13: Giờ ra chơi, Thịnh đang mải đứng xem mấy bạn đá cầu thì bất ngờ bị hai em học sinh lớp 6 đang chơi đuổi nhau va mạnh vào từ phía sau khiến Thịnh loạng choạng suýt ngã và đổ cả cốc nước đang cầm trên tay. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Thịnh trong tình huống trên?
- A. Trong tình huống này Thịnh nên nén giận và thông báo với thầy cô
B. Trong tình huống này Thịnh sẽ rất tức giận nhưng bạn nên nén giận và nhắc nhở hai em học sinh lớp 6 lần sau chơi đùa phải cẩn thận hơn, đừng làm ảnh hưởng đến người khác
- C. Trong tình huống này Thịnh cần thể hiện cảm xúc ra ngoài rằng mình đang tức giận và nghiêm khắc chỉ trích hai em để lần sau không còn tái phạm
- D. Phương án khác
Câu 14: Gần đây trong khối 7 của trường nổi lên phong trào “đăng hình câu like, đủ like là làm” trên facebook, khi lượt like của người đăng hình đạt tới một số lượng nhất định thì người đăng hình sẽ thực hiện một việc làm mà mọi người yêu cầu. Bạn Loan lớp em cũng tham gia vào phong trào này. Nhưng khi lượt like trong hình đăng của Loan đạt đến số lượng theo quy định thì xuất hiện một số đối tượng yêu cầu thực hiện những việc làm không nghiêm túc. Khi Loan không thực hiện theo yêu cầu, bọn chúng đã lên mạng xã hội để nói xấu, xúc phạm và đe doạ Loan làm cho Loan rất hoang mang và sợ hãi.
- A. Nếu những người đó tiếp tục đe doạ, Loan nên bình tĩnh nhờ người có trách nhiệm can thiệp. Loan không nên lên mạng xã hội nữa mà nên tập trung vào học tập và rèn luyện
- B. Loan khéo léo, cương quyết từ chối lời đề nghị làm việc không nghiêm túc
- C. Phương án khác
D. Cả A, B đều đúng
Câu 15: Trong giờ học, Duy cùng các bạn đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài thì bị bạn Hường ngồi bàn dưới trêu và chọc bút bi vào lưng áo. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Duy trong tình huống trên?
- A. Duy chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Duy cần nói to để các bạn trong lớp đều biết và phản ánh lại với giáo viên ngay trong buổi học.
- B. Duy chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Tuy nhiên, vì đang trong giờ học nên Duy cau mặt tỏ ra khó chịu và ra hiệu nhắc Hường hãy dừng ngay trò đùa này lại
C. Duy nhắc nhở nhẹ nhàng Hường không nên như vậy vì sẽ ảnh hưởng tới mọi người
- D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 16: Nam và Hoài đang đi trên một con đường nhỏ, hai bên là cây cối rậm rạp thì bất ngờ có một con rắn bò ra. Theo em, hai bạn nên xử lí như thế nào để tự bảo vệ bản thân trong trường hợp trên?
- A. Bước đi nhanh, để cắt đuôi
- B. Bình tĩnh lấy một cây gậy dài để xua đuổi chúng đi xa và chạy thật nhanh ra khỏi khu vực đó
- C. Chạy tới nơi đông người, báo cho người bảo vệ hay nhờ người dân ở đó cứu giúp hoặc báo cảnh sát
D. Tất cả các cách trên
Câu 17: Cách để vượt qua một môn học khó trong học tập đó là?
- A. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập môn học đó
- B. Suy nghĩ tích cực và tìm kiếm sự hỗ trợ
- C. Xác định được nguyên nhân vì sao bản thân chưa học tốt môn học đó
D. Tất cả các phương án trên
Câu 18: Hôm chủ nhật, Nhân sang nhà bác hàng xóm chơi. Lúc về, trời đã gần tối, Nhân phát hiện có một người đàn ông cứ đi sát ngay sau mình rồi tiến lại gần xin số điện thoại.
- A. Giữ thái độ bình tĩnh và tránh xa người đàn ông đó . Không nên la lên hoặc hành động quá mạnh gây sự chú ý
B. Lập tức từ chối yêu cầu xin số điện thoại của người đàn ông đó và chạy thật nhanh về nhà bác hàng xóm để nhờ bác đưa về hoặc chờ bố mẹ đến đón
- C. Cố gắng giữ bình tĩnh, phớt lờ không trả lời người đàn ông đó
- D. Cả A, B đều sai
Câu 19: Một số cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống là?
- A. Thường xuyên trải nghiệm kiểm soát cảm xúc, quan sát và tự rút ra bài học kinh nghiệm
- B. Xem khó khăn như là thử thách giúp cá nhân rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ và tôi luyện ý chí
- C. Hãy luôn nghĩ mình có thể làm được, mình có thể thay đổi, có thể tiến bộ
D. Tất cả các phương án trên
Câu 20: Hà luôn ăn vặt xong rồi nhét vỏ vào gầm bàn vì sợ bẩn cặp mình. Theo em đó có phải thói quen ngăn nắp, sạch sẽ không? Vì sao?
- A. Phải, vì Hà đã giữ cho cặp của mình sạch sẽ
- B. Phải, vì bác lao công sẽ dọn bàn
C. Không phải, vì Hà đã làm bẩn môi trường lớp học
- D. Cả 3 ý trên
Câu 21: Buổi trưa hôm đó, Hùng đang cầm trên tay hộp cơm thì bị Huy va phải làm hộp cơm bị rơi xuống đất. Mặc dù Huy đã xin lỗi nhưng Hùng vẫn tức giác. Vì vậy, Hùng đã nói xấu Huy trên mạng và đưa ra một số lời đe dọa. Theo em, Huy có thể xử lý như thế nào để tự bảo vệ bản thân trong tình huống trên?
- A. Huy có thể kể chuyện, tâm sự với thầy cô, bố mẹ để có biện pháp khuyên ngăn và giải quyết bất hoà với bạn.
- B. Huy nên giữ bình tĩnh không sợ hãi, lo lắng
- C. Huy nên tìm cách nói chuyện với bạn để giảng hòa
D. Cả A, B, C
Câu 22: Đâu không phải hành động thể hiện thói quen ngăn nắp?
- A. Hồng đi học về liền vứt quần áo bẩn trên giường
- B. Minh luôn tiện tay vo chăn vào lúc ngủ dậy
- C. Mai luôn cất gọn gàng sách vở sau khi học xong
D. Cả A và B
Câu 23: Trên đường đi học về, Tùng đi đến một quãng đường vắng, đột nhiên có 2 người lạ mặt lao ra chặn đường và yêu cầu đưa chiếc xe đạp thể thao mà mẹ mới mua cho. Theo em, Tùng nên xử lí như thế nào để tự bảo vệ bản thân trong trường hợp trên?
- A. Kéo dài thời gian nói chuyện với hai người lạ mặt để chờ cơ hội thích hợp có người giúp đỡ
- B. Tùng nên cố gắng hết sức đạp xe chạy thoát khỏi 2 người đó đến chỗ đông người
- C. Nếu cảm thấy không có khả năng chạy thoát thì ngoan ngoãn đưa chiếc xe cho họ, cố gắng nhớ rõ gương mặt của 2 người đó và chạy về kể lại cho bố mẹ, người thân để đi báo án
D. Cả ba phương án trên
Câu 24: Vì sao các thành viên đều phải có trách nhiệm đối với công việc chung của gia đình?
- A. Để gánh vác
- B. Để giúp đỡ
C. Để chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 25: Những việc làm để giúp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ là?
- A. Sắp xếp sách vở gọn gàng
- B. Gấp quần áo và đồ dùng gọn gàng
- C. Quét và lau nhà
D. Tất cả các phương án trên
Câu 26: Cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền là?
- A. Có một khoản tiết kiệm thường ngày để không mua nhiều đồ không dùng tới
- B. Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
- C. Liệt kê những đồ dùng cần thiết trước khi mua đồ
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 27: Những khó khăn khi chúng ta sắp xếp nhà cửa, lớp học là?
- A. Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái
- B. Khó khăn trong việc di chuyển các đồ vật to, nặng
C. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết
- D. Giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp giúp học tập, làm việc tại nhà hiệu quả hơn
Câu 28: Một số cách để tiết kiệm tiền là?
- A. Loại bỏ những đồ chưa thực sự cần dùng và mong muốn
- B. So sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp với số tiền mình có
- C. Thiết lập danh sách những thứ thực sự cần thiết phải mua
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 29: Bảng kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ giúp em làm gì?
- A. Để ghi lại các hoạt động đã làm
B. Giúp em thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra để rèn luyện được tính kiên trì, chăm chỉ
- C. Để trang trí
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 30: Tại sao cần có bảng kế hoạch?
- A. Để không quên nhiệm vụ của mình
- B. Để có thêm động lực
- C. Để giám sát quá trình rèn luyện
D. Cả 3 ý trên
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm HĐTN 7 kết nối tri thức kì I
Bình luận