Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 7 kết nối tri thức kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HDTN 7 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Để thực hiện nhiệm vụ chủ động, tự giác làm việc nhà, chúng ta có thể

  • A. Nấu ăn 
  • B. Giặt và phơi quần áo
  • C. Dọn dẹp nơi ở, góc học tập hằng ngày
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Làm thế nào để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ?

  • A. Có ý thức rèn luyện kỉ luật bản thân
  • B. Hoàn thành công việc đều đặn
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm chi tiêu hợp lí?

  • A. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa
  • B. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới
  • C. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em
  • D. Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình

Câu 4: Thói quen ngăn nắp, sạch sẽ có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

  • A. Tránh các bệnh về phổi
  • B. Tránh các bệnh truyền nhiễm qua ruồi muỗi
  • C. Sẽ dễ bị bệnh hơn
  • D. A và B đúng

Câu 5: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối
  • B. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.
  • C. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.
  • D. Đáp án khác

Câu 6: Thực hiện thường xuyên những việc làm nào sau đây để tạo thói quen sạch sẽ?

  • A. Lau chùi bàn ghế, nhà cửa mỗi  ngày
  • B. Rửa bát đũa, cốc chén sạch sẽ ngay sau khi sử dụng
  • C. Thay, giặt quần áo, chăn màn thường xuyên
  • D. Cả A, B, C

Câu 7: Nếu có tiền tiết kiệm, em có thể làm gì?

  • A. Tổ chức sinh nhật
  • B. Chi cho sở thích của bản thân
  • C. Mua đồ dùng học tập
  • D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 8: Cách tự bảo vệ trong tình huống đi ngoài đường trời mưa, có sấm sét đó là?

  • A. Nhờ sự giúp đỡ các bạn khác và thầy cô giáo
  • B. Chạy nhanh đến chỗ đông người hoặc nhà người dân ở gần đó và nhờ sự giúp đỡ của mọi người trên đường
  • C. Nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào một cửa hàng gần đó xin trú nhờ để tránh mưa và khả năng bị sấm sét đánh
  • D. Đáp án khác

Câu 9: Em có thể ưu tiên cho các khoản chi?

  • A. Mua đồ dùng học tập
  • B. Mua sách
  • C. Chi cho sở thích của bản thân
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Cách tự bảo vệ trong tình huống bị bạn bè bắt nạt đó là?

  • A. Chạy nhanh đến chỗ đông người hoặc nhà người dân ở gần đó và nhờ sự giúp đỡ của mọi người trên đường
  • B. Không nên tỏ ra yếu thế mà dũng cảm đứng lên để ngăn cản hành vi của những bạn bắt nạt mình. 
  • C. Cả hai phương án trên đều đúng
  • D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 11: Em nên tiết kiệm tiền như nào?

  • A. Lên danh sách những thứ cần thiết phải mua
  • B. Cân nhắc, so sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp và kinh tế nhất
  • C. Tái sử dụng đồ cũ để làm thành những vật dụng hữu ích hơn hay tiết kiệm 10 000 đồng mỗi tuần
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Cách bản thân em vượt qua sự tự ti là gì?

  • A. Xây dựng và thực hiện kế hoạch để vượt qua tự ti trở nên tự tin hơn như luyện tập thể hiện hàng ngày, dần dần nêu ý kiến trước mọi người
  • B. Suy nghĩ tích cực và chủ động học hỏi; Tìm kiếm sự giúp đỡ, cùng luyện tập từ bạn bè
  • C. Xác định nguyên nhân của sự tự ti là do tính cách hướng nội, rụt rè, do sợ sai hay ngại ngùng
  • D. Cả A, B, C

Câu 13:  Em có thể gặp các khó khăn nào?

  • A. Khó khăn trong học tập
  • B. Khó khăn trong giao tiếp với mọi người
  • C. Khó khăn trong quá trình tham tập thể
  • D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 14: Khi gặp một bài tập khó, em sẽ làm thế nào?

  • A. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được
  • B. Chép luôn bài của bạn
  • C. Nhờ người khác làm hộ
  • D. Bỏ qua, không làm

Câu 15: Em có thể làm gì để vượt qua khó khăn nói lắp trước đám đông?

  • A. Chuẩn bị thật kĩ nội dung mình cần nói
  • B. Luyện nói trước gương, trước mặt người thân và sau đó là bạn bè
  • C. Nói bình tĩnh, chậm rãi, ngắt nghỉ rõ ràng
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Đâu không phải biết hiện của việc biết kiểm soát cảm xúc tốt?

  • A. Tự tin trước đám đông
  • B. Thân thiện, hòa đồng với mọi người
  • C. Giận dữ tức thì khi chưa hiểu rõ câu chuyện
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 17: Em có thể làm gì để vượt qua khó khăn không theo kịp kiến thức do nghỉ ốm?

  • A. Cùng các bạn trong lớp họp nhóm để bổ sung kiến thức
  • B. Nếu chưa hiểu thì gặp thầy cô để hỏi lại
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 18: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người điều gì?

  • A. Có mối quan hệ gắn kết, thuận hòa với mọi người
  • B. Khiến chúng ta thấy hạnh phúc, tránh phiền muộn, lo âu
  • C. Công việc diễn ra thuận lợi, được mọi người ủng hộ
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 19: Một trong những cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực là?

  • A. Đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích
  • B. Tâm sự với bạn bè, người thân.
  • C. Nhảy một điệu nhảy vui nhộn
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 20: Đâu là cách để có một bản kế hoạch tự hoàn thiện bản thân hiệu quả?

  • A. Nêu ra được điểm yếu và biện pháp khắc phục cho bản thân
  • B. Có thời gian cụ thể để thực hiện cải thiện điểm yếu
  • C. Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho quá trình 
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 21: Để kiểm soát cảm xúc tốt hơn, chúng ta cần

  • A. Luôn bình tĩnh trong mọi tình huống
  • B. Luôn suy nghĩ tích cực và giữ cho mình tâm trạng thoái mái
  • C. Luôn hòa đồng, vui vẻ và bao dung với mọi người xung quanh.
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 22: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như sẵn sàng giúp đỡ mọi người
  • B. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như tự tin trước đám đông
  • C. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
  • D. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như vui vẻ, hòa đồng với mọi người

Câu 23: Người có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt là người như thế nào?

  • A. Trong đa số các trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra
  • B. Trong nhiều trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân nhưng chưa thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực, đôi khi còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra 
  • C. Hiếm khi người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra
  • D. Đáp án khác

Câu 24: Làm cách nào để giới thiệu truyền thống nhà trường tới đông đảo mọi người?

  • A. Làm clip truyền thông về trường
  • B. Làm báo tường về trường
  • C. Viết về lịch sử trường
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 25: Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn là?

  • A. Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến
  • B. Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất
  • C. Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 26: Có thể sử dụng nội dung nào để giới thiệu truyền thống nhà trường?

  • A. Truyền thống tháng thi dạy tốt - học tốt
  • B. Truyền thống văn nghệ
  • C. Truyền thống đi học muộn
  • D. A và B đúng

Câu 27: Khi phải làm bài tập nhóm thì có các cách thức hợp tác nào?

  • A. Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức thực hiện
  • B. Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên
  • C. Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 28:  Phương rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Phương luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp.  Nếu Phương học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?

  • A. Khuyến khích các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Phương, động viên và khuyến khích Phương cùng tham gia các hoạt động trong lớp
  • B. Phân công cho Phương những việc phù hợp với khả năng của bạn để bạn luôn hoàn thành công việc
  • C. Cả hai phương án trên đều đúng
  • D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 29: Tại sao giáo viên có mong muốn học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao?

  • A. Giáo viên có mong muốn đó vì muốn học sinh có quá trình học tập tích cực, hiệu quả
  • B. Giáo viên có mong muốn đó vì muốn tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh
  • C. Giáo viên có mong muốn đó vì muốn thấu hiểu học sinh hơn
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 30: Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

  • A. Không nên giao tiếp với nhiều bạn
  • B. Kì thị sự khác biệt
  • C. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
  • D. Giữ khoảng cách với thầy cô

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác